Thời tiết
Bạn có cảm thấy như đang đi dạo trên những khối băng không? Đó có thể là do nhiệt độ, đặc biệt nếu tay bạn cũng lạnh. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, các mạch máu nhỏ ở tay và chân sẽ co lại để tăng lưu thông máu đến các cơ quan để giữ ấm cho cơ thể. Máu lưu thông ở bàn tay và bàn chân của bạn càng ít thì chúng càng trở nên lạnh hơn.
Stress, căng thẳng
Khi chuyển sang chế độ chiến đấu hoặc bỏ chạy, cơ thể sẽ tiết kiệm năng lượng trong trường hợp bạn phải đối mặt với mối đe dọa. Cơ thể sẽ tăng tiết adrenaline vào máu gây co mạch là giảm lưu thông máu đến chân bạn hơn. Và điều này có thể khiến chân bạn cảm thấy lạnh.
Đọc thêm bài viết: 11 dấu hiệu nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường
Tuần hoàn kém
Tim co bóp để bơm máu đến khắp cơ thể. Nhưng nếu bạn bị bệnh tim, hút thuốc hoặc lười vận động thì khả năng tuần hoàn của bạn có thể kém. Điều này làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể và là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến nhất có thể gây ra chứng lạnh chân.
Bệnh tiểu đường type 1 và 2
Khi lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao, động mạch của bạn sẽ bị thu hẹp. Điều này khiến máu khó lưu thông đến các chi. Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến các bệnh thần kinh ngoại biên - một tình trạng gây tổn thương dây thần kinh, là biến chứng của bệnh tiểu đường. Các bệnh liên quan đến thần kinh ngoại biên làm gián đoạn thông tin giữa cơ thể và não, do đó bàn chân của bạn cũng có thể cảm thấy như kim châm hoặc tê.
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Hồng cầu mang oxy đến tất cả các mô trong cơ thể bạn. Nếu tình trạng thiếu máu ở mức độ trung bình đến nặng, bàn chân của bạn có thể cảm thấy lạnh.
Suy giáp
Tuyến giáp của bạn tạo ra hormone rồi đi vào máu. Khi cơ thể không sản xuất đủ hormone – một tình trạng gọi là suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến bạn bị tăng cân, cảm thấy mệt mỏi và lạnh chân. Điều này là do quá trình trao đổi chất của bạn bị chậm lại và có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.
Hội chứng Raynaud
Còn được gọi là bệnh Raynaud, là tình trạng cơ thể bạn phản ứng thái quá khi tiếp xúc với nước hoặc không khí lạnh. Các động mạch cung cấp máu cho bàn chân của bạn bị thu hẹp, do đó làm giảm lưu thông máu đến chân. Da của bạn cũng có thể trông xanh hoặc trắng. Đối với một số người, căng thẳng có thể gây ra bệnh Raynaud.
Đọc thêm bài viết: Bàn chân lạnh nói lên điều gì về sức khỏe?
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Nếu bạn bị tổn thương thần kinh do chấn thương hoặc tình trạng bệnh lý, bàn chân lạnh có thể là kết quả của bệnh lý thần kinh ngoại biên. Tổn thương có thể bắt đầu từ dây thần kinh dài nhất của bạn, kéo dài đến tận ngón chân của bạn. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh đa dây thần kinh, nghĩa là nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng. Các nguyên nhân khác gây ra bệnh thần kinh ngoại biên phổ biến là do thiếu hụt vitamin và nhiễm trùng. Nhiễm độc và bệnh thận cũng có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
Tình trạng này là do có quá nhiều mảng bám trên thành động mạch, làm giảm lưu thông máu đến các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Bệnh động mạch ngoại biên đặc biệt phổ biến ở những người từ 50 tuổi trở lên có hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn nhận thấy chuột rút ở chân, móng thay đổi hoặc vết loét ở bàn chân, hãy đi khám để loại trừ những nguyên nhân như bệnh động mạch ngoại biên.
Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng bàn chân lạnh
Đi tất
Bàn chân lạnh là một tình trạng khá phổ biến. Nếu đó không phải là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng thì đó có thể là do di truyền hoặc phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Bạn có thể làm ấm tất trước khi đeo để cải thiện tình trạng bàn chân lạnh
Mặc thêm nhiều lớp quần áo
Giữ ấm cho cơ thể sẽ giúp đôi bàn chân của bạn không bị lạnh? Hãy xem cơ thể bạn phản ứng thế nào. Bạn có thể mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm cho cơ thể. Nếu thấy nóng quá, bạn có thể cởi bớt một hoặc hai lớp.
Tránh Nicotine và lượng lớn Caffeine
Caffeine và nicotin làm cho các cơ xung quanh mạch máu của bạn co lại hoặc hẹp lại. Điều này làm cản trở lưu thông máu. Một lượng nhỏ caffeine sẽ không gây ra vấn đề lớn cho sức khỏe, nhưng lượng lớn caffeine có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn và khiến bàn chân lạnh. Và nếu bạn mắc bệnh Raynaud, caffeine có thể gây ra bệnh. Điều này có thể khiến bạn bị lạnh chân. Nếu bạn uống nhiều đồ uống có chứa caffein, hãy thử thay thế chúng bằng nước. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách bỏ thuốc lá lành mạnh.
Tăng vận động
Tập thể dục giúp tăng tuần hoàn máu. Bạn có thể đi bộ nhanh, đi xe đạp hoặc thực hiện một số động tác giãn cơ để tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, trong đó có cả bàn chân của bạn.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.