Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 dấu hiệu nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường

Có phải ban bị cảm lạnh không, hay là cái gì khác?

11 dấu hiệu nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường

Thật dễ để bạn biết mình bị cảm lạnh khi bạn cảm thấy không khỏe. Nhưng một cơn cảm lạnh không luôn chỉ là cảm lạnh. Việc phân biệt giữa cảm lạnh thông thường với một vấn đề nghiêm trọng hơn là cực kì quan trọng để có sự chăm sóc y tế cần thiết.

Nếu bạn nghĩ bạn chỉ bị cảm lạnh nhưng cũng lo sợ rằng bạn có thể mắc phải tình trạng nào đó nghiêm trọng hơn thì cách tốt nhất là đi khám bác sĩ. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn mắc đang các bệnh mãn tính như hen suyễn, dị ứng nặng, tiểu đường, các bệnh lí về thận, HIV, hay bệnh tự miễn. Tương tự đối với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi và người già trên 65 tuổi – cảm lạnh thông thường ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng này nghiêm trọng hơn so với những người khác.

Dưới đây là 11 điều bạn cần lưu ý:

Các triệu chứng kéo dài hơn 4 ngày

Cảm lạnh thông thường tự khỏi trong khoảng 3-4 ngày. Nó bắt đầu với các triệu chứng như đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi và sau đó là ho. Khi ho bạn có thể vẫn chảy nước mũi nhưng hầu hết các triệu chứng sẽ biến mất sau 4 ngày. Bạn sẽ cảm thấy ổn sau hai ngày nghỉ ngơi và bổ sung nước. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn, có thể bạn đang gặp vấn đề gì đó đáng lo ngại ví dụ như cúm hay bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Để an toàn hãy đi khám bác sĩ.

Các triệu chứng dường như mất đi và sau đó chúng lại quay lại.

Nếu bạn nghĩ bạn đã khỏi ốm nhưng các triệu chứng lại xuất hiện ngay sau đó, nó có thể là dấu hiệu của tái phát bệnh hoặc bội nhiễm (một nhiễm trùng mới xảy ra ở bệnh nhân đã có nhiễm trùng trước đó). Ban đầu bạn bị cảm lạnh nhưng một khi hệ miễn dịch của bạn đã bị xâm nhập, bạn có thể mắc các bệnh nặng hơn: viêm họng, viêm phổi hay viêm xoang. Đến gặp bác sĩ để xem bạn có phải sử dụng kháng sinh hay không.

Mới trở về sau một chuyến đi xa

Gần đây đi du lịch nước ngoài là một thông tin để các bác sĩ chẩn đoán xem bạn có mắc các bệnh ít gặp – mà chúng thường hay bị bỏ qua hay không. Điều này là rất quan trọng để đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau khi đi nước ngoài trở về.

Sốt cao

Bạn có thể sốt khi bị cảm lạnh, nhưng dấu hiệu này không phổ biến – đặc biệt là sốt cao. Nếu bạn bị sốt từ 38,3 độ C trở lên, đó có thể là một dấu hiệu của viêm họng. Hầu hết bệnh nhân bị viêm họng sẽ sốt cao ở một vài ngày đầu, vì vậy hãy thận trọng với việc tăng thân nhiệt bất thường. Viêm họng là bệnh bạn cần phân biệt với cảm lạnh, nếu không chữa khỏi dứt điểm, nó có thể gây ra thấp khớp và các vấn đề nghiêm trọng hơn về tim.

Sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày

Thậm chí nếu bạn không bị sốt cao, mà chỉ sốt nhẹ vài ngày liên tục thì đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cố gắng chống lại cảm cúm. Một cơn sốt liên tục có thể là do bạn thực sự bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Vậy nên hãy kiểm tra cẩn thận ngay cả khi không sốt cao.

Các vấn đề về dạ dày

Buồn nôn, nôn và tiêu chảy thường không gặp nếu bạn bị cảm lạnh thông thường, vì vậy những triệu chứng này có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cúm. Quan trọng là bạn cần được chăm sóc y tế nếu đang gặp phải những dấu hiệu này vì chúng có thể gây ra tình trạng mất nước.

Đau đầu dữ dội

Các bác sĩ thường chú ý đến các cơn đau đầu dữ dội - đặc biệt có kèm theo sốt và cứng cổ - bởi vì đó có thể là dấu hiệu của viêm màng não. Mặt khác đau đầu hoặc nhức đầu ở vùng quanh hốc mắt và hốc mũi có thể là dấu hiệu của viêm xoang. Bạn sẽ cảm thấy các cơn đau đầu tăng lên khi cúi người về phía trước vì khi đó áp lực trong các xoang tăng lên.

Đau tức ngực và khó thở

Mặc dù ho là một triệu chứng thông thường của cảm lạnh, nhưng ho cũng không nghiêm trọng đến nỗi làm cho bạn thở gấp, thở khò khè hay đau ngực. Những triệu chứng này không nên bỏ qua vì khó thở có thể là một dấu hiệu của viêm phế quản hoặc viêm phổi, trong khi đau ngực, tức ngực và thở gấp có thể là báo hiệu của tắc nghẽn phổi (một cục máu đông tắc nghẽn trong phổi).

Các triệu chứng khu trú ở một chỗ

Một điều đáng lưu ý nữa là khi các triệu chứng bạn gặp ở một khu vực cụ thể. Trong khi đó cảm lạnh ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp trên, các bệnh khác đặc trưng bởi các triệu chứng nặng ở một vị trí. Ví dụ: viêm họng sẽ gây ra đau họng rất nặng, rất khó nuốt, nhưng sẽ không gây ra đau toàn thân. Viêm xoang có thể dẫn đến đau đầu thậm chí đau răng, viêm tai sẽ dẫn đến đau và ù một tai và tăng bạch cầu đơn nhân sẽ dẫn đến sưng đau amidan.

Đau toàn thân

Cảm lạnh thường xuyên khiến bạn không thể đi bộ công viên nhưng nó không phải nguyên nhân gây ra đau mỏi toàn thân. Mặt khác cúm sẽ làm cho cơ toàn thân nhức mỏi, và có thể kèm theo mệt mỏi và ớn lạnh.

Các triệu chứng đặc trưng

Khó có thể phân biệt dị ứng với cảm lạnh thông thường, vì chúng có các triệu chứng giống nhau. Nhưng dị ứng thường sẽ theo một khuôn mẫu. Nếu bạn thấy các triệu chứng tệ hơn sau khi bạn ở ngoài, chơi với thú cưng hoặc chúng đến  hay theo một mùa nhất định, có thể bạn đã bị dị ứng. Để xác định chính xác nguyên nhân, hãy theo dõi lịch sử triệu chứng của bạn và xem liệu bạn có bất kỳ xu hướng nào hay không, điều đó có thể là bạn đã bị dị ứng với thứ gì đó hoặc dị ứng theo mùa.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Các biến chứng của cảm lạnh - Phần 1 

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

  • 12/09/2024

    5 lợi ích của thực phẩm bổ sung sữa non cho người lớn

    Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.

  • 12/09/2024

    Bạn có đang dị ứng với gia vị hay không?

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.

  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

Xem thêm