Choline phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể và não bộ.
Nhu cầu choline của cơ thể
Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu phải có trong chế độ ăn uống của con người để duy trì sức khỏe tối ưu. Trong cơ thể, gan là cơ quan tổng hợp và sản xuất choline nhưng lượng tương đối hạn chế. Vì vậy, bạn cần bổ sung choline từ thực phẩm và chế dộ dinh dưỡng.
Choline tham gia vào quá trình trao đổi chất, hình thành cấu trúc tế bào, duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và não bộ. Dưỡng chất này còn giúp tổng hợp acetylcholine, một chất dẫn truyền xung thần kinh quan trọng liên quan đến trí nhớ. Ở phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai, choline là dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển não bộ, cơ và các quá trình sinh lý của trẻ.
Thiếu hụt choline có thể gây ra các biểu hiện: Mệt mỏi, mức năng lượng thấp, mất trí nhớ, suy giảm nhận thức, năng suất học tập kém, đau cơ, tổn thương thần kinh, thay đổi tâm trạng...
Theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe Quốc gia (Mỹ), nhu cầu choline của nam giới trưởng thành là 550mg/ngày, ở nữ giới là 425mg. phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu choline nhỉnh hơn, nên tuân thủ liều lượng bổ sung mà bác sĩ khuyến cáo.
Thực phẩm giàu choline nên có trong bữa ăn hàng ngày
Choline không phải là một loại vitamin hay khoáng chất, nên không phải viên uống vitamin tổng hợp nào cũng chứa choline. Bạn nên lựa chọn giải pháp bổ sung thực phẩm tự nhiên giàu choline vào chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe não bộ:
Thịt và cá
Thịt, cá và trứng là nguồn choline dồi dào, cần thiết cho não bộ.
Nguồn thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà, cá cũng dồi dào choline. Trong đó, gan bò có hàm lượng choline cao nhất (85gr gan bò cung cấp tới 356mg choline). Bữa ăn hàng ngày của bạn nên có một khẩu phần protein vừa đủ như 1 khoanh cá hồi, 85gr ức gà.
Trứng
Thực phẩm rẻ và dễ kiếm này cũng là nguồn choline dồi dào không kém thịt. 1 quả trứng đã cung cấp tới 147mg choline.
Khoai tây vỏ đỏ
Khoai tây đỏ chứa ít tinh bột hơn hẳn các loại khoai tây khác nhưng có hàm lượng đường tự nhiên cao, cùng hàm lượng choline đáng kể. 1 củ khoai to có thể chứa 57mg choline.
Rau họ cải
Rau họ cải là lựa chọn lý tưởng để bổ sung chất xơ lẫn choline cho chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể kết hợp ăn đa dạng các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ trắng, bông cải xanh và mầm cải Brussel.
Đậu nành
Với người ăn chay, đậu nành (đậu tương) và các sản phẩm từ đậu nành là nguồn choline tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể thay thịt, cá bằng đậu phụ, đậu nành lên men tempeh để bổ sung protein cho bữa ăn hàng ngày.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 chất dinh dưỡng hàng đầu giúp cải thiện sương mù não.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.