Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách để thở tốt hơn khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Khó thở là một trong những triệu chứng đáng lo ngại nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngay cả khi nó chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì cảm giác khó thở thật sự vẫn rất đáng sợ.

COPD là thuật ngữ chung cho một nhóm bệnh về phổi, bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, khiến bạn ngày càng khó thở do đường thở bị tắc nghẽn. Bệnh cũng liên quan đến co thắt phế quản, xảy ra khi các cơ dọc đường dẫn khí trong phổi co lại, gây ra thở khò khè, ho và các triệu chứng khác.

Mặc dù không có cách chữa trị bệnh COPD nhưng bạn có thể giảm bớt tình trạng khó thở, giữ cho bệnh không trở nên nặng hơn và cải thiện cuộc sống hàng ngày với căn bệnh này. Dưới đây là 12 thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp bạn thở tốt hơn để giảm bớt các triệu chứng COPD và tăng cường năng lượng cho bạn.

Đọc thêm thông tin tại: Viêm phổi: Ăn gì và không nên ăn gì?

1. Thực hành thở chu môi

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA) cho biết khi bạn cảm thấy khó thở, cách thở “mím môi” có thể làm thư giãn đường thở và giúp bạn trở lại bình thường. Đây là cách thực hiện bài tập này:

  • Thư giãn cổ và vai
  • Hít một hơi thật sâu qua mũi, ngậm miệng và lấp đầy phổi nhiều nhất có thể
  • Chu môi (giống như bạn đang cố huýt sáo) và từ từ, nhẹ nhàng nhả không khí qua miệng lâu nhất có thể. Điều quan trọng là thời gian thở ra dài hơn thời gian hít vào
  • Lặp lại 3 hoặc 4 lần

Hãy thử thực hiện kỹ thuật này một hoặc hai lần một ngày cũng như bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó thở.

2. Uống nhiều nước

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể khiến chất nhầy do phổi tiết ra trở nên đặc, dính và khó ho ra ngoài. Uống đủ nước có thể làm loãng chất nhầy và giúp loại bỏ dễ dàng hơn nhiều, từ đó giúp bạn thở dễ hơn. Chuyên gia khuyến nghị những người mắc bệnh COPD nên uống ít nhất sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Nếu bạn mắc COPD kèm theo 1 tình trạng bệnh khác, hãy nói chuyện với bác sĩ về lượng nước bạn có thể uống một cách an toàn. Một số người mắc bệnh COPD đồng thời với suy tim, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu uống quá nhiều chất lỏng.

3. Ngồi (hoặc đứng) đúng cách

Cúi người có thể khiến bạn khó thở hơn. Mặt khác, việc thẳng lưng sẽ giúp mở đường thở. Nếu bạn thấy mình khó thở, hãy thử chuyển sang một trong những tư thế sau:

  • Khi ngồi: Đặt cả hai chân phẳng trên mặt đất, sau đó hơi cúi đầu và vai về phía trước, giữ thẳng lưng. Đặt cánh tay của bạn lên đầu gối và giữ cho chúng thư giãn.
  • Khi đứng: Dựa lưng vào tường hoặc ghế. Giữ hai chân hơi cách nhau, thư giãn và hơi cúi đầu và vai về phía trước, giữ thẳng lưng. Thả lỏng tay ở 2 bên đùi

4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng thở và các triệu chứng COPD. Rất nhiều người mắc bệnh COPD ngày càng khó thở hơn, nhưng đó không phải do chức năng phổi của họ - mà là do họ đang bị suy giảm sức khỏe.

Bệnh nhân mắc COPD thường bước vào một “vòng luẩn quẩn” khó thở khi tập thể dục và do đó họ tập thể dục ít hơn, dẫn đến tình trạng thể chất kém hơn và sau đó thậm chí còn khó thở hơn khi cố gắng tập luyện thêm. Nhưng chu kỳ này có thể bị phá vỡ bằng cách tập thể dục thường xuyên hàng ngày. Mặc dù tập thể dục không thể khắc phục tổn thương phổi nhưng nó có thể tăng cường cơ hô hấp, cải thiện tuần hoàn và giúp bạn sử dụng oxy hiệu quả hơn.

Đọc thêm thông tin tại: Đau họng nên ăn uống thế nào?

5. Nắm được và tránh những yếu tố kích thích khó thở

Nếu bạn bị COPD và dị ứng hoặc hen suyễn, một số yếu tố trong môi trường - chẳng hạn như bụi, nấm mốc và lông thú cưng - có thể làm nặng thêm các triệu chứng COPD của bạn. Mặc dù khó có thể tránh hoàn toàn các chất gây dị ứng trong không khí, nhưng việc giảm tiếp xúc với các tác nhân này, đặc biệt là trong nhà, có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc không khí dạng hạt hiệu suất cao (HEPA) để loại bỏ bụi và các chất kích thích khác trong không khí, đồng thời, nếu có vấn đề về nấm mốc, hãy chạy máy hút ẩm trong phòng của bạn.

6. Ưu tiên giấc ngủ

Khi bạn ngủ ngon hơn, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn. Trên thực tế, một nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa giấc ngủ kém và các triệu chứng COPD trở nên trầm trọng.

Giấc ngủ kém có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch và làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể, điều mà các chuyên gia tin rằng có thể ảnh hưởng đến COPD. Nhiều người mắc bệnh COPD mắc chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn, như ngưng thở khi ngủ, khiến họ khó có được một giấc ngủ ngon. Nếu bạn gặp khó khăn khi cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách cải thiện giấc ngủ của bạn.

7. Ăn uống đầy đủ

Thực phẩm là nhiên liệu mà cơ thể cần để thực hiện mọi hoạt động, bao gồm cả việc thở. Nhận được đủ dinh dưỡng mỗi ngày có thể giúp giảm bớt chứng khó thở và cũng tăng mức năng lượng của bạn.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh COPD.

Nếu bạn thừa cân, tim và phổi phải làm việc nhiều hơn, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, trọng lượng tăng thêm có thể cần nhiều oxy hơn. Mặt khác, nếu thiếu cân, bạn có thể cảm thấy yếu và mệt mỏi. Dẫn đến dễ bị nhiễm trùng phổi nguy hiểm hơn.

8. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái

Căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn khác đối với những người mắc bệnh COPD. Chuyên gia lưu ý rằng không thể thở tốt sẽ tạo ra lo lắng và lo lắng khiến bạn thở nhanh hơn, điều này khiến bạn càng khó thở hơn. Lo lắng cũng có thể là một nguyên nhân làm cho bệnh COPD bùng phát.

9. Tránh hút thuốc - và những người hút thuốc

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến sự tiến triển và tử vong của bệnh COPD. Nếu bạn là người hút thuốc, bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để giảm bớt các triệu chứng và cải thiện sức khỏe của mình là bỏ thuốc lá.

Những người mắc bệnh COPD cũng nên cố gắng tránh khói thuốc thụ động hoặc khói thuốc bám trên bề mặt như quần áo, thảm và trong ô tô.

10. Sử dụng ống hít đúng cách

Sử dụng thường xuyên, đúng cách các loại thuốc hít giúp kiểm soát các triệu chứng của COPD và giúp bạn dễ thở hơn. Nhưng có nhiều loại ống hít khác nhau và mỗi loại đòi hỏi một kỹ thuật khác nhau. Các triệu chứng COPD thực sự có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn không dùng thuốc đúng cách.

Để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng ống hít đúng cách - và đúng liều lượng thuốc đến phổi của bạn – hãy trao đổi với bác sĩ.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo EverydayHealth
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Giúp người cao tuổi vượt qua nỗi cô đơn mùa đông

    Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Xem thêm