Tuy nhiên, người mắc COPD vẫn có thể được dự phòng và điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Làm gì để cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân COPD?
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và ngừng hút thuốc lá là yếu tố duy nhất đã được chứng minh có thể ngăn sự nặng lên của bệnh. Bên cạnh đó, ngừng hút thuốc còn giúp giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch hay ung thư phổi. Người mắc BPTNMT nên được bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn về các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá phù hợp (ví dụ sử dụng kẹo cao su, thuốc hít, thuốc xịt hay miếng dán có chứa nicotin).
Tập đi cầu thang kết hợp thở chúm môi.
Biện pháp thứ hai giúp tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị BPTNMT là tập thể dục hàng ngày. 65 thử nghiệm trên 3.822 bệnh nhân đã chứng minh việc tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện chất lượng sống rõ rệt cho người mắc BPTNMT. Các nghiên cứu cho thấy, luyện tập thể dục 3 - 7 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30 phút có thể cải thiện đáng kể khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày và làm giảm triệu chứng khó thở ở người bị BPTNMT vừa và nặng.
Thuốc làm giãn phế quản và hít thở oxy dài ngày đem lại nhiều lợi ích khi được sử dụng đúng cách. Hướng dẫn của nhân viên y tế, đặc biệt là cách sử dụng các loại dụng cụ hít và cách theo dõi khi áp dụng liệu pháp thở oxy cần được thực hiện đúng và đầy đủ để đảm bảo lợi ích điều trị.
Nhiễm virus cúm và một số bệnh truyền nhiễm khác là một trong những nguyên nhân có thể gây ra cơn khó thở cấp đe dọa đến tính mạng; do đó, người BPTNMT nên tiêm chủng hàng năm để dự phòng các bệnh này (ở Việt Nam, bệnh ghi nhận quanh năm và nhiều hơn vào các thời điểm giao mùa như thu - đông, đông - xuân).
Trong quá trình điều trị, người bị BPTNMT có thể xuất hiện cơn khó thở cấp với ít nhất một trong các triệu chứng: khó thở nặng, tăng tiết đờm và đờm có mủ. Cơn khó thở cấp nhẹ có thể tự xử trí; tuy nhiên cơn khó thở cấp nặng (có cả 3 triệu chứng trên) có thể gây suy hô hấp cấp, trong trường hợp này bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Tập ngồi và đứng.
Một số bài tập cho bệnh nhân COPD
Tập đi cầu thang kết hợp thở chúm môi
Thở chúm môi: Tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai. Hít vào chậm bằng mũi trong khi môi chúm lại như đang huýt sáo.Thở ra bằng miệng chậm, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Tập đi cầu thang: Bước từng bước một, tay bám vào tay vịn cầu thang. Vừa leo vùa phối hợp thở chúm môi. Khi thấy khó thở thì dừng lại và ngồi nghỉ tại bậc hay chiếu nghỉ của cầu thang.
Tập ngồi và đứng
Đứng thẳng, 2 tay đặt nhẹ lên ghế phía trước, 2 chân rộng bằng vai. Từ từ khuỵu gối như chuẩn bị ngồi lên ghế (phần gối không vượt quá ngón chân cái). Thấp người xuống khoảng 15cm, gót chân không di chuyển. Đứng từ từ về vị trí cũ, lặp lại như vậy 8 - 12 lần.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: COPD đợt cấp là gì?
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?