COPD gây khó thở. Triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, với ho và khó thở. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây khó thở nặng hơn, thở khò khè và có cảm giác thắt ở ngực khi hít thở. COPD có thể có những đợt cấp tính, với các biểu hiện khó thở kịch phát, viêm phế quản hay viêm phổi nghiêm trọng.
Nguyên nhân hàng đầu gây nên COPD là hút thuốc lá. Phơi nhiễm kéo dài với những chất hóa học gây kích ứng cũng có thể gây COPD. COPD là một bệnh cần một thời gian dài để hình thành. Chẩn đoán thường bao gồm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng phổi.
Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh COPD, nhưng việc điều trị có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, giảm biến chứng, và nâng cao chất lượng sống. Thuốc, liệu pháp oxy, và phẫu thuật là một số cách điều trị phổ biến. Nếu không được điều trị, COPD có thể gây bệnh tim và làm việc nhiễm khuẩn đường hô hấp trầm trọng hơn.
Triệu chứng của COPD
Những triệu chứng COPD sẽ tiến triển nặng hơn theo thời gian. Bệnh sẽ nặng hơn nếu thường xuyên tiếp xúc với khói, đặc biệt là khói thuốc lá. Vì vậy, người mắc COPD cần bỏ thuốc lá và tránh không sống chung hoặc ở gần với người hút thuốc lá.
Lúc đầu, triệu chứng có thể khá nhẹ, có thể nhầm với cảm lạnh. Những triệu chứng sớm bao gồm:
Khi phổi bị tổn thương, bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình:
Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng nói trên sẽ trở nên nặng hơn và có thể bao gồm thêm các triệu chứng:
Cần cấp cứ ngay nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sau:
Nguyên nhân gây COPD
Ở những nước phát triển, nguyên nhân lớn nhất gây bệnh là hút thuốc lá. Khoảng 90% người mắc COPD hút thuốc hoặc đã từng hút. Trong số những người hút thuốc, 20-30% mắc COPD, nhiều người khác gặp vấn đề về phổi hoặc suy giảm chức năng phổi. Đa số những người bị COPD ngoài 40 tuổi và đã từng hút thuốc. Càng hút dài, càng dễ mắc COPD. Ngoài thuốc lá, xì gà, dùng tẩu hoặc hút thuốc thụ động cũng có thể gây COPD.
Ở những nước đang phát triển, cùng với hút thuốc lá, nhà ở thường không thoáng khí, khiến các thành viên trong nhà phải hít khói và không khí ô nhiễm từ việc nấu nướng và sưởi ấm.
COPD có thể gây ra bởi sự lạc chỗ gen. Khoảng 5% số người mắc COPD bị thiếu một loại protein tên là alpha-1-antitrypsin. Điều này khiến phổi bị tổn thương và có thể ảnh hưởng đến gan. Có thể có những yếu tố gen khác cũng đóng vai trò.
COPD là một bệnh không lây.
Không có xét nghiệm duy nhất cho COPD. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng, thăm khám thực thể, và kết quả xét nghiệm. Khi bạn gặp bác sĩ, hãy kể tất cả triệu chứng gặp phải.
Để phát hiện bệnh sớm, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các tình trạng sau đây:
Khi thăm khám thực thể, bác sĩ sẽ khám phổi của bạn. Đồng thời, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh COPD:
Những xét nghiệm này có thể chẩn đoán xác định bạn có COPD không, hay là bệnh liên quan đến các tình trạng khác, như là hen hoặc suy tim.
Điều trị COPD
Điều trị COPD để giảm nhẹ triệu chứng, ngừa biến chứngv à làm chậm tiến triển bệnh.
Thuốc
Thuốc giãn phế quản là loại thuốc giúp giãn cơ của đường dẫn khí giúp bạn thở dễ hơn. Nó thường được dùng dưới dạng thuốc xịt. Glucocorticosteroid có thể được dùng để giảm viêm ở đường dẫn khí.
Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần tiêm phòng cúm, vắc xin phế cầu khuẩn, tiêm phòng uốn ván tăng cường bao gồm cả ho gà hàng năm hay không.
Liệu pháp oxy
Nếu mức oxy trong máu bạn thấp, bạn có thể nhận oxy qua mặt nạ hoặc gọng mũi để thở dễ hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật đề phòng COPD nặng hoặc khi những điều trị khác thất bại, thường gặp khi bạn bị khí phế thũng. Một loại phẫu thuật là cắt bỏ túi khí. Khi đó bác sĩ loại bỏ những túi khí lớn khỏi phổi. Một loại khác là phẫu thuật giảm thể tích phổi, tức là cắt bỏ phần phổi bị hư hại. Ghép phổi là lựa chọn trong một số trường hợp.
Thay đổi lối sống
Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bao gồm
Những loại thuốc cho COPD
Thuốc có thể giảm nhẹ triệu chứng và chặn những đợt kịch phát. Có thể cần một vài lần thử và sai đêt tìm được loại thuốc và liều phù hợp nhất với bạn. Đây là một số lựa chọn:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác hại của hút thuốc lá thụ động
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể nghỉ làm để chợp mắt mỗi khi bạn cảm thấy cần thiết phải không? Thật không may, đây không phải là thực tế cho hầu hết mọi người. Mệt mỏi trong công việc là điều phổ biến cho dù bạn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian, ca ngày hay ca đêm. Nó có thể gây hại cho hiệu quả công việc của bạn và khiến công việc trở nên kém thú vị hơn. Và trong một số nghề nghiệp, nó có thể cực kỳ nguy hiểm. Nếu bạn đang đấu tranh để giữ tỉnh táo trong công việc và cà phê vẫn không làm giảm nó, hãy thử một số mẹo sau:
Rụng trứng muộn xảy ra khi bạn rụng trứng gần ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của mình. Rụng trứng muộn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kinh nguyệt của bạn.
Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Mọi trẻ em đều phải trải qua, trong quá trình này trẻ có thể bị sốt nên hay quấy khóc khiến mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ những cách chăm sóc cần nắm rõ khi trẻ mọc răng.
Nấm miệng là một tình trạng gây tổn thương răng miệng, lưỡi bị nấm candida xâm nhiễm. Các tổn thương bị đau và chảy máu khi cạo lưỡi hay đánh răng. Bệnh sẽ khiến người bệnh thấy chán ăn, gây khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và dẫn đến sụt cân và suy nhược cơ thể.
Phụ nữ tuổi trung niên nội tiết tố thay đổi, tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng … Vậy làm như nào để hạn chế?
Dị ứng thức ăn là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một protein có trong thức ăn. Biểu hiện với nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều gây khó chịu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, hiểu biết những nguy cơ để phòng tránh là vô cùng quan trọng.
WHO thông báo phát hiện hai biến thể phụ của chủng Omicron.
Các bài tập thể hình tác động mạnh mẽ tới thân dưới giúp chị em có chân thon, mông nở. Với một cặp tạ tay, bạn có thể thử 4 động tác giúp săn chắc cơ bắp vùng thân dưới sau đây.