Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác hại của hút thuốc lá thụ động

Hút thuốc là thụ động là sự hít phải hỗn hợp khói bao gồm khói thuốc từ việc đốt thuốc lá và khói thuốc nhả ra từ người hút thuốc. Người không hút thuốc có thể hít phải những loại khói thuốc này, do đó bị phơi nhiễm với những chất hóa học tương tự như trực tiếp hút thuốc như nicotine, carbon monoxide.

Tác hại của hút thuốc lá thụ động

Hút thuốc lá thụ động và trẻ em

Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn nặng, các vấn đề về đường thở và nhiễm trùng tai. Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ hít phải khói thuốc cũng thường sẽ nhẹ cân hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn. Các hóa chất trong khói thuốc cũng có thể đi vào người trẻ em thông qua sữa mẹ.

Nguồn tạo ra khói thuốc chủ yếu là khói thuốc lá. Khói thuốc từ xì gà hoặc thuốc lá tẩu cũng là một nguồn tạo ra khói thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, ở nhà, ở nơi làm việc và ở nơi công cộng.

Nguy cơ sức khỏe của hút thuốc lá thụ động

Có hơn 7.000 chất hóa học khác nhau có trong khói thuốc. Trong số đó, có khoảng 250 chất có hại và 69 chất được biết đến là nguyên nhân gây ung thư. Một số chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá như thạch tín, benzen, kim loại độc hại như berili, catmi, etylen oxit, foman dehit, toluen và vinyl clorit.

Khói thuốc cũng là một nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ung thư, khói thuốc còn gây ra các bệnh nguy hiểm của hệ tim mạch và hô hấp cũng như các bệnh khác.

Ung thư phổi

Sống với người hút thuốc và thường xuyên hít phải khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch lên 20-30%. Có khoảng 3.000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi do tiếp xúc với khói thuốc.

Bệnh tim mạch

Hít phải khói thuốc có thể làm hại đến hệ tim mạch và có thể làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim, đặc biệt là ở những người có sẵn bệnh lý về tim mạch. Những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn khoảng 25-30%. Tiếp xúc với khói thuốc gây ra khoảng 46.000 ca tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên khi thường xuyên hít phải khói thuốc.

Các bệnh về phổi và hệ hô hấp khác

Khói thuốc có thể kích thích phổi và gây ra các bệnh về hô hấp và khó thở. Ho, tức ngực do đờm, khò khè, thở gấp và suy giảm chức năng phổi là tất cả những hậu quả của việc hít phải khói thuốc lá. Tại Mỹ, trong số trẻ em dưới 18 tháng, có khoảng 150.000-300.000 trường hợp bị viêm phế quản và viêm phổi mỗi năm do hít phải khói thuốc, và có khoảng 7.500-15.000 trường hợp nhập viện mỗi năm do khói thuốc.

Các ảnh hưởng khác lên trẻ em

Ngoài các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, trẻ em tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ bị viêm tai cao hơn, nguy cơ có dịch trong tai nhiều hơn và thường cần phải tiến hành phẫu thuật để làm khô tai. Ở trẻ em bị hen suyễn, chỉ cần tiếp xúc với một lượng rất nhỏ khói thuốc cũng có thể gây ra các cơn hen.

Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai

Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá thường có cân nặng khi sinh thấp hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn.

Mối liên quan với ung thư vú

Khói thuốc lá được cho là có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và kết quả còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, khói thuốc lá được biết đến là một nguyên nhân gây ung thư và có thể là nguyên nhân của việc tăng nguy cơ ung thư vú.

Có mức độ an toàn cho việc hít phải khói thuốc lá không?

Không có mức độ an toàn nào cho việc hít phải khói thuốc. Cho dù chỉ hít phải một lượng rất nhỏ khói thuốc cũng có thể gây hại, tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe. Tránh tiếp xúc với khói thuốc là cách tốt nhất để giảm các nguy cơ về sức khỏe.

Tại Việt Nam, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá được ban hành năm 2012, trong đó có quy định cấm hút thuốc lá ở bệnh viện, trường học và những nơi công cộng. Trong rất nhiều nơi làm việc, nhà hàng, quán ăn cũng cấm hút thuốc lá.

Nếu bạn là người đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Gia đình và bạn bè của bạn sẽ không phải tiếp xúc với khói thuốc nữa nếu bạn bỏ thuốc.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân

Tránh tiếp xúc với khói thuốc kể bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ sức khỏe liên quan đến việc hít phải khói thuốc.

Nếu bạn không hút thuốc thì cũng không nên cho phép người khác hút thuốc trong nhà hoặc trong xe của bạn.

Đảm bảo rằng nơi bạn làm việc cũng có quy định cấm hút thuốc và khu vực dành riêng cho hút thuốc phải cách xa lối vào ít nhất 25 feet (khoảng 7.5m).

Không cho phép người khác hút thuốc ở gần trẻ em nhà bạn hoặc những trẻ em khác có thể rất nhạy cảm với ảnh hưởng của khói thuốc.

Thirdhand smoke là gì?

Thirdhand smoke là một thuật ngữ được sử dụng gần đây để chỉ các dư lượng khói thuốc còn lại sau khi những người xung quanh hút thuốc. Mùi thuốc lá trên quần áo, rèm cửa, thảm, đồ nội thất và những đồ khác là những mùi khó chịu bởi các chất độc trong khói thuốc còn lưu lại. Những chất độc này có thể được hấp thu qua da và niêm mạc của những người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để ngăn chặn việc hít phải thirdhand smoke, bạn cần phải ngăn chặn việc hút thuốc lá thụ động (secondhand smoke)

Thông tin thêm trong bài viết: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn như thế nào?

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm