Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những yếu tố nguy cơ gây COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể tránh được các tổn thương phổi, các vấn đề hô hấp, thậm chí là suy tim. Vậy các yếu tố nguy cơ của bệnh là gì?

Những yếu tố nguy cơ gây COPD

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, CDC, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 ở Mỹ. Căn bệnh này giết chết hơn 120.000 người Mỹ mỗi năm, tức là cứ 4 phút lại có 1 người chết vì COPD, và con số này đang ngày càng gia tăng.

Tính đến năm 2011, có khoảng 12 triệu người Mỹ được chẩn đoán COPD. Con số đó hiện nay có thể là 16 triệu người và 12 triệu người khác bị bệnh mà chưa được biết đến.

COPD tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Ở giai đoạn sớm, bệnh có thể không gây ra triệu chứng nào. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này có thể tránh được các tổn thương phổi, các vấn đề hô hấp, thậm chí là suy tim. Bước đầu tiên là cần phát hiện các yếu tố nguy cơ gây phát triển bệnh.

 Hút thuốc lá

Yếu tố nguy cơ chính của COPD là hút thuốc, nó gây ra khoảng 90% các trường hợp tử vong do COPD. Những người hút thuốc có nguy cơ chết vì bệnh tăng gấp 13 lần so với những người không hút thuốc.
Tiếp xúc với thuốc lá thời gian dài đặc biệt nguy hiểm. Nếu bạn hút thuốc lá càng nhiều năm và số lượng càng nhiều thì nguy cơ của bạn càng cao. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ô nhiễm không khí

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc COPD. Ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm khói thải ra từ quá trình nấu ăn, sưởi ấm, ví dụ như bếp củi thông khí kém, bếp than. Chất lượng không khí trong nhà đóng vai trò quan trọng trong tiến triển của bệnh COPD ở các nước phát triển.
Nhưng ô nhiễm không khí ở đô thị ví dụ như giao thông và ô nhiễm liên quan đến đốt cháy gây ra những nguy cơ sức khỏe lớn trên toàn thế giới.

Các chất hóa học và khói bụi liên quan đến nghề nghiệp

Tiếp xúc với khói bụi và các chất hóa học công nghiệp kéo dài có thể gây kích thích và gây viêm đường hô hấp và phổi, làm tăng nguy cơ mắc COPD. Những người làm nghề thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi và các chất độc hại như công nhân khai thác than, có nguy cơ cao phát triển bệnh. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nguy cơ liên quan đến nghề nghiệp chiếm khoảng 19,2% tổng số người mắc COPD và chiếm 31,1% những người không hút thuốc lá và mắc bệnh.

Yếu tố liên quan đến gen

Ở một vài trường hợp, các yếu tố về gen có thể gây bệnh ở những người không hút thuốc và không tiếp xúc với hóa chất. Rối loại về gen gây thiếu protein α1-antitrypsin (AAT).

Tuổi

COPD hay gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên có tiền sử hút thuốc lá. Tỉ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi.

Mặc dù tuổi tác là không thể thay đổi được nhưng bạn có thể có những biện pháp để sống khỏe. Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ của COPD, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo khuyến cáo, bạn nên đến khám bác sĩ nếu bạn ở độ tuổi trên 45, có thành viên trong gia đình mắc bệnh hoặc đang hút thuốc lá, đã từng hút thuốc lá. Phát hiện sớm COPD là chìa khóa trong điều trị bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 hiểu lầm về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Sử dụng bàn chải kẽ thay vì chỉ nha khoa thông thường: lợi và hại

    Bàn chải kẽ (là một que nhựa nhỏ có gắn một mẩu chỉ nha khoa) có thể là một biện pháp thay thế thuận tiện cho chỉ nha khoa thông thường, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về vận động cổ tay - như viêm khớp. Nhưng nếu bạn không khó khăn khi sử dụng chỉ nha khoa thông thường, liệu bàn chải kẽ có phải lựa chọn tốt?

  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

Xem thêm