Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

COPD bao gồm 2 tình trạng bệnh lý: viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Đa số bệnh nhân COPD đều mắc cả 2 bệnh trên.

Phổi thực hiện được chức năng hô hấp nhờ có phế quản và phế nang. Khi bạn thở, không khí sẽ di chuyển từ khí quản xuống phế quản, vào các phế nang. Tại phế nang, Oxy sẽ đi vào máu và cacbonic (CO2) từ máu đi ra.

Nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính, niêm mạc phế quản sẽ bị sưng, đỏ và đầy dịch nhầy. Những đám dịch nhầy này sẽ làm tắc nghẽn phế quản và khiến bạn khó thở.

Nếu bạn bị khí phế thũng, bạn sẽ bị mất các phế nang. Việc này gây ra khó khăn trong việc trao đổi Oxy và CO2, cũng gây ra tình trạng khó thở, đặc biệt là khó thở ra.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính có đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại.

Triệu chứng

COPD có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm

  • Ho mãn tính (ho kéo dài)
  • Ho có đờm
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp (cảm lạnh, cúm)
  • Thở gấp, đặc biệt là khi hoạt động thể lực
  • Thở khò khè
  • Cảm giác khó chịu, đau tức ở ngực

Ban đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Nhưng COPD là một bệnh tiến triển, tức là triệu chứng sẽ khởi đầu nhẹ và càng ngày càng trở nên tệ hơn theo thời gian. COPD sẽ phát triển trong nhiều năm, và các triệu chứng sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của COPD

COPD gây ra do các tổn thương ở phổi. Đây là loại tổn thương do thường xuyên hít các chất kích thích trong một thời gian dài. Các chất kích thích bao gồm:

  • Không khí bị ô nhiễm
  • Khói thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc lá thụ động)
  • Bụi
  • Khói của các chất hóa học, hơi hóa học hoặc sương của các chất hóa học.

Các yếu tố nguy cơ của COPD

Yếu tố nguy cơ chủ yếu của COPD là khói thuốc lá. Khoảng 80-90% trường hợp COPD là do hút thuốc lá lâu ngày. Cách tốt nhất để dự phòng hoặc ngăn chặn COPD tiển triển xấu hơn là bỏ thuốc lá.

Người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học hoặc bụi ở nơi làm việc cũng là những người có nguy cơ cao mắc COPD. Những người vừa hút thuốc, vừa thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích là những người có nguy cơ mắc COPD cao nhất.

Chẩn đoán và xét nghiệm

Hãy đi khám bác sỹ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của COPD. Bác sỹ sẽ hỏi về tình trạng hút thuốc của bạn hoặc tình trạng tiếp xúc với khói thuốc, bụi, khói, hóa chất của bạn.

Tuy tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm cần thiết như:

  • Đo thông khí phổi. Đây là một loại kiểm tra đặc biệt để đánh giá phổi của bạn hoạt động như thế nào.
  • Chụp X quang phổi. Phim chụp X quang có thể chỉ ra các dấu hiệu của COPD.
  • Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm đờm.

Điều trị

COPD có chữa khỏi không?

Không, COPD hiện nay chưa chữa khỏi được.

COPD điều trị như thế nào?

Mục tiêu điều trị COPD là để giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn, kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Việc điều trị này bao gồm:

- Bỏ thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc lá và mắc COPD, điều quan trọng nhất bạn phải làm là bỏ thuốc lá. Việc này sẽ giúp ngăn chặn hoặc làm chậm những tổn thương của phổi và là cách duy nhất để không làm các triệu chứng của bạn tệ đi. Trao đổi với bác sỹ về cách bỏ thuốc lá. Bỏ thuốc lá càng sớm, bạn càng có cơ hội sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

- Dùng thuốc:  Bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn một hoặc nhiều loại thuốc để bạn cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn. Những thuốc này có thể bao gồm:

  • Kháng sinh: Giúp điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp
  • Thuốc giãn phế quản: Loại thuốc này giúp làm giãn các cơ ở phế quản và làm bạn dễ thở hơn.
  • Steroid: Loại thuốc này giúp bạn dễ thở hơn nhưng thường chỉ được dùng với những bệnh nhân bị COPD nặng.
  • Vacxin: Vacxin có thể dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, như cúm hoặc viêm phổi. Những tình trạng nhiễm khuẩn này có thể làm các triệu chứng diễn biến xấu hơn hoặc làm tổn thương phổi nhiều hơn. Thảo luận với bác sỹ về thời gian và cách bạn nên tiêm vacxin như thế nào.
  • Điều trị oxy: Bạn sẽ thở oxy qua một cái ống cắm vào mũi hoặc qua một mặt nạ trùm qua miệng và mũi bạn.

- Phục hồi chức năng phổi: Phục hồi chức năng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh của mình bằng việc nhận được sự hỗ trợ y tế giúp bạn hiểu về tình trạng bệnh của mình, nhận tư vấn, luyện tập và có chế độ ăn phù hợp.

- Phẫu thuật: Rất hiếm gặp. Bệnh nhân bị COPD rất nặng có thể sẽ phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được tiến hành nếu tất cả các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.

Biến chứng của COPD

Nếu bạn bị COPD, bạn có thể có nguy cơ mắc các biến chứng sau:

  • Các vấn đề về tim mạch: COPD có thể gây ra các bất thường về nhịp tim (rối loạn nhịp tim) và suy tim.
  • Cao huyết áp: COPD có thể gây tăng huyết áp ở mạch máu mang máu tới phổi (tăng huyết áp động mạch phổi)
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Bạn sẽ thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. Bạn nên tiêm phòng cúm hàng năm hoặc trao đổi thêm với bác sỹ. Bạn sẽ có thể ít bị cúm và giảm nguy cơ viêm phổi hơn nếu bạn được tiêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Để phổi khỏe mạnh mỗi ngày

Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm