Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ảnh hưởng tích cực của luyện tập đến những căn bệnh phổ biến hiện nay

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh như đau lưng dưới, bệnh Parkinson, tim mạch, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng mình không nên tập thể dục thể thao để khỏi làm tình trạng bệnh tật thêm tồi tệ.. Tuy nhiên có một số bài tập rất tốt với tình trạng của bạn có thể đã bị bỏ qua, một vài động tác như squats, pushups giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu của bạn Hãy cùng tìm hiểu!

Ảnh hưởng tích cực của luyện tập đến những căn bệnh phổ biến hiện nay

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia thể dục để tìm ra một chương trình tập luyện phù hợp nhất với bạn. Luôn nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện và cảm nhận lợi ích sức khỏe tuyệt vời của thể thao mang lại cho bạn.

Giảm triệu chứng mệt mỏi của bệnh đa xơ cứng

Khi nói đến các triệu chứng của MS (Multiple Sclerosis - Đa xơ cứng), là một bệnh của hệ thần kinh trung ương, khoảng 80% người gặp phải các tình trạng mệt mỏi, khó kiểm soát bàng quang, khó giữ thăng bằng và ngứa ở chân tay. Để kiểm soát các triệu chứng này, hãy cân nhắc việc tập gym. Theo các báo cáo trên tạp chí Multiple Sclerosis Journal những bệnh nhân đa xơ cứng trải qua tập luyện tại phòng tập trong sáu tháng đã có những thay đổi tích cực ở não giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh.

fitness

Giảm khó chịu ở lưng dưới

Trên thực tế, 80 % mọi người sẽ cảm thấy đau lưng ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời mình. Nghiên cứu của BMJ Open Sport and Exercise Medicine cho thấy những người đau lưng dưới đã thực hiện ba lần tập luyện mỗi tuần, trong 16 tuần thì trên 70% bệnh nhân đã giảm các triệu chứng đau và khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc lấy lí do đau lưng để không luyện tập còn tạo cho bạn một tâm lý sợ hãi và từ chối luyện tập từ đó làm các triệu chứng của bạn thêm nặng. Vì vậy hãy vận động nhiều hơn, tập các bài tập phù hợp để cảm nhận sự cải thiện cả về thể chất lẫn tâm lý.

fitness

Cải thiện tình trạng bệnh Parkinson

Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, là một bệnh rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tính trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ từ đó dẫn đến những cơn run và những động tác khiếm khuyết. Các thử nghiệm tiến hành ở Ý năm 2017 đã kết luận rằng tập luyện có thể giúp cải thiện triệu chứng cũng như tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson.

fitness

Chống loãng xương

Để giữ xương khỏe mạnh trong suốt cuộc đời, các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục thể thao để tạo ra sự thích ứng của xương với các kích làm cho xương khỏe mạnh hơn. Để tăng mật độ xương, bạn phải tập luyện ít nhất hai lần mỗi tuần (khoảng hai giờ). Việc bắt đầu một chế độ luyện tập và đảm bảo hoàn thành chế độ đó đòi hỏi một nỗ lực rất lớn từ bản thân bạn, nhưng bù lại những lợi ích nó đem lại hết sức tuyệt vời.

fitness

Phòng chống bệnh tim mạch

Để ngăn ngừa bệnh tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn cần 30 phút luyện tập với cường độ vừa phải 5 ngày mỗi tuần. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch, thì bạn vẫn cần luyện tập nhưng với cường độ vừa phải các bài tập thích hợp. Một nghiên cứu mới trên Tạp chí European Journal of Preventive Cardiology kết luận rằng tập luyện các bài tập Resistance Training giúp cải thiện hiệu năng sử dụng oxy của cơ thể cũng như tăng cường sức mạnh của phần thân trên và thân dưới.

fitness

Cải thiện tình trạng của bệnh nhân COPD

Nếu bạn đang phải đối phó với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), là một tình trạng khó thở mãn tính. Bạn nghĩ rằng tốt nhất là không nên luyện tập. Trên thực tế, chúng ta hay nhận thấy sự suy giảm khối lượng cơ cũng như hoạt động cơ bắp trở nên yêu ớt và suy giảm chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân COPD. Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân COPD thực hiện kết hợp các bài tập sức bền và sức mạnh (30 phút mỗi lần, ba lần một tuần) có sự cải thiện sức mạnh của cơ bắp so với những người chỉ sử dụng các bài tập sức bền hoặc với những người chỉ nhận can thiệp y tế mà không luyện tập. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn cho biết việc tập luyện với cường độ như vậy cùng với các bài tập phù hợp là an toàn cho bệnh nhân COPD.

fitness

Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái thảo đường type 2

Trong dự phòng và kiểm soaats bệnh đái tháo đường type 2, luyện tập có một vai trò không thể thay thế. Bởi vì nó giúp cơ bắp của bạn sử dụng glucose (đường) từ máu làm năng lượng. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ việc luyện tập giúp tăng tính nhạy cảm của hoocmôn insulin từ đó cải thiện tình trạng đái tháo đường. Luyện tập mang lại cho một lợi ích kép đó là tăng cường cơ bắp, nhiều cơ bắp hơn đồng nghĩa với việc đốt cháy nhiều calories, thêm nữa luyện tập làm tăng tính nhạy cảm của insulin từ đó đường huyết được kiểm soát tốt hơn. Chúng ta nên sử dụng kết hợp hai loại bài tập resistance  (đẩy tạ sức mạnh) và aerobic (sức bền) để mang lại hiệu quả cao nhất.  

fitness

Giảm căng thẳng lo lắng

Nghiên cứu của Frontiers in Psychology cho thấy rằng thực hiện bài tập đẩy tạ one rep max (đẩy khối lượng tạ lớn nhất có thể trong một lần đẩy duy nhất) là hiệu quả nhất để giảm cảm giác lo lắng. Việc luyện tập làm giảm nồng độ hoocmôn cortisol, từ đó các dấu hiệu stress của bạn giảm đáng kể. 

fitness

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập luyện bao nhiêu là đủ để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Rd
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm