Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Để con bạn không hút thuốc

Sau đây là một số lời khuyên mà Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) dành cho các bậc phụ huynh để ngăn trẻ không hút thuốc lá.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ vị thành niên có bố mẹ thường xuyên nói chuyện với con về sự nguy hiểm của hút thuốc lá có tỉ lệ hút thuốc ít hơn một nửa so với những trẻ không được nghe những điều này từ bố mẹ. Dù bố mẹ chúng có phải là người hút thuốc hay không thì điều này vẫn đúng.

Hãy nhớ rằng, mặc dù không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của phim ảnh, âm nhạc, internet và cả bạn bè lên suy nghĩ của trẻ, nhưng bố mẹ vẫn sẽ là nguồn ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của trẻ.

Vì vậy, hãy nói chuyện với con bạn nhiều hơn về nguy cơ của hành động hút thuốc lá. Nếu có những người quen mắc bệnh hay tử vong do hút thuốc, hãy để trẻ biết đến. Nói cho trẻ biết rằng, hút thuốc làm cho tim bị mỏi mệt, phá hủy phổi và có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác, bao gồm cả ung thư. Bạn cũng nên đề cập đến những tác hại khác của thuốc lá có thể gây ra cho vẻ bề ngoài của con người, như làm cho quần áo, đầu tóc có mùi hôi, hơi thở có mùi, làm ố vàng răng và cả các móng nữa.

Hãy bắt đầu cho trẻ biết những điều này từ khi trẻ 5 hay 6 tuổi cho đến khi trẻ học trung học. Rất nhiều trẻ biết hút thuốc khi mới chỉ có 11 tuổi và trở nên nghiện thuốc khi mới 14 tuổi.

Quan tâm đến trẻ và cả bạn bè của trẻ để bạn có thể biết nếu trong số bạn của con có người hút thuốc hay không. Khi đó hãy chia sẻ với con cách để nói “không” với hút thuốc.

Nói với trẻ về những sự hấp dẫn không thật của hút thuốc lá có thể được đưa ra trên các phương tiện quảng cáo như các đĩa CD, phim ảnh hoặc một số loại tạp chí.

Những trẻ có bố mẹ hút thuốc có nhiều khả năng cũng sẽ hút cao hơn.  Tuy nhiên, ngay cả khi bạn hút thuốc bạn vẫn có thể giáo dục con bạn tránh xa thuốc lá. Để làm được điều này bạn cần cứng rắn hơn một chút, vì bản thân bạn cũng đang là người hút thuốc. Cách tốt nhất đương nhiên là bạn nên bỏ thuốc. Còn nếu không thể, bạn không nên hút thuốc xung quanh con mình, không đưa thuốc cho trẻ hay để thuốc ở những nơi trẻ dễ dàng lấy được. Bạn hãy chia sẻ với con những điều sau:

  • Bạn đã hút thuốc như thế nào và bạn nghĩ gì về nó ở thời điểm hiện tại
  • Thuốc lá khó bỏ như thế nào một khi đã hút
  • Hút thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe bạn ra sao?
  • Những thiệt hại về kinh tế và các mối quan hệ xã hội của bạn.

Nếu có thể, hãy giữ cho ngôi nhà của bạn không có khói thuốc. Không hút thuốc trong nhà và cũng không để bất cứ ai hút trong nhà của bạn. Nếu bạn có ô tô thì cũng hãy giữ cho nó không có khói thuốc.

Giúp con bỏ thuốc

Nếu con của bạn đã lỡ bắt đầu hút thuốc, hãy áp dụng những gợi ý sau để giúp trẻ bỏ thuốc ngay:

Cố gắng tránh không quát mắng hay đe dọa con. Thay vào đó, hãy tìm hiểu xem tại sao trẻ hút thuốc hoặc sử dụng các hình thức khác của thuốc lá. Có phải là trẻ thích thể hiện với bạn bè đồng trang lứa hay để không thua kém bạn bè?

Quan tâm nhiều hơn đến con và hãy đặt ra những câu hỏi.Từ đó tìm ra những sự thay đổi có thể tạo ra trong cuộc sống để giúp trẻ bỏ thuốc lá.

Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc. Còn nếu bạn đã hút thuốc hay dùng các hình thức khác của thuốc và vừa bỏ thuốc, hãy nói với trẻ về việc này. Nói vấn đề trên quan điểm cá nhân về những ảnh hưởng xấu của hút thuốc và sự khó khăn, vất vả của nỗ lực bỏ thuốc. Rất nhiều trẻ trưởng thành cũng như thanh thiếu niên tin rằng chúng có thể bỏ thuốc bất cứ lúc nào chúng muốn, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết chúng đều không bao giờ làm điều này. Vì vậy hãy cố gắng nhấn mạnh sự thật này với trẻ, nhưng với thái độ nhẹ nhàng, khuyên bảo chứ không phải quá gay gắt.

Hãy ủng hộ trẻ khi trẻ cố gắng bỏ thuốc lá. Cả bạn và con đều cần chuẩn bị thật tốt để đối mặt với sự thay đổi trong thái độ cư xử, nóng giận hay cáu bẳn có thể sẽ xảy ra trong quá trình bỏ thuốc. Khi đó hãy nhắc nhở trẻ những điều sau:

  • Trì hoãn Sự thèm thuốc sẽ biến mất nếu trẻ cố gắng vượt qua một chút thời gian nữa thôi.
  • Hít thở sâu Hãy hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh ổn định.
  • Uống nước Uống nước sẽ giúp rửa trôi một số loại chất hóa học có hại.
  • Những hoạt động khác khác: Tìm ra một thói quen khác để thay thế có lợi cho sức khỏe hơn.
  • Cùng con bàn luận Hãy chia sẻ với con những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Giúp con lập ra danh sách những lý do tại sao con muốn bỏ thuốc lá. Và khi con đang trong sự cám dỗ của thuốc thì hãy cho con nhìn lại danh sách này.

Cuối cùng, khi con đã bỏ được thuốc, bạn nên dành cho trẻ một phần thưởng xứng đáng để động viên con, có thể là một kế hoạch đặc biệt để cả nhà cùng tham gia.

Có lẽ việc giúp con bỏ được thuốc là một trong những việc làm tốt nhất mà bố mẹ có thể làm cho con khi con đã hút thuốc. Và nếu bố hay mẹ cũng hút thuốc thì việc tốt thứ hai cho con đó là bạn cũng bỏ được thuốc.

Các lí do khác để ngăn trẻ hút thuốc

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ hút thuốc có khả năng cao hơn sẽ uống rượu và dùng các chất cấm so với những trẻ không hút. Hút thuốc lá khiến cho con người gia tăng khuynh hướng bạo lực hơn, dễ có ý nghĩ tự tử hơn hoặc mắc phải một số vấn đề về thần kinh như trầm cảm.

Điều này không có nghĩa là những người hút thuốc thì sẽ thực hiện những hành vi như thế, chỉ là chúng đang trở nên phổ biến hơn ở những trẻ thanh thiếu niên hút thuốc lá. Có rất nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến vấn đề này. Chẳng hạn như cuộc sống không có sự quan tâm của bố mẹ đúng mức cũng là một lí do ảnh hưởng đến những trẻ hút thuốc và có những hành vi không phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc lá điện tử và những thông tin cần biết

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo American Cancer Society
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm