Bạn uống khi chưa ăn gì
Uống rượu, bia trước bữa ăn chắc chắn sẽ khiến bạn say xỉn và có một buổi sáng hôm sau rất tệ. Tại sao ư? Nguyên nhân là vì rượu là một trong số rất ít hợp chất có thể được hấp thu trực tiếp thông qua niêm mạc dạ dày. Điều này có nghĩa là, nếu bạn uống 1 ly rượu khi dạ dày rỗng không, thì rượu sẽ đi vào dòng máu của bạn nhanh hơn. Đó là lý do tại sao bạn nên ăn chút gì đó trước khi uống bởi chỉ cần có một chút gì đó trong dạ dày là cũng đủ để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu, cũng như sẽ giúp giữ đường huyết của bạn ở mức ổn định.
Nếu bạn biết chắc mình sẽ phải ra ngoài và uống vài ly với bạn bè, hãy ăn tối ở nhà trước với một bữa ăn cân đối giàu protein (thịt thăn, cá hoặc thịt gà), các chất béo có lợi cho sức khỏe (trái bơ, dầu ôliu) và tinh bột (cơm). Ngoài ra, trong suốt khoảng thời gian ra ngoài uống với bạn bè, bạn cũng nên thường xuyên ăn nhẹ.
Bạn không uống đủ nước
Rượu có tác dụng lợi tiểu, điều này có nghĩa là rượu sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước (đây cũng là nguyên nhân tại sao bạn lại đi tiểu nhiều hơn khi uống nhiều rượu bia). Uống nước khi đang phải uống rượu bia sẽ giúp bạn giữ nước và làm giảm thiểu tối đa các triệu chứng say xỉn. Quy tắc vàng là hãy uống một ly nước sau mỗi ly rượu hoặc bia. Và nếu bạn có thể vẫn tỉnh táo sau khi về nhà, thì hãy uống thêm một ly nước nữa trước khi lên giường đi ngủ.
Bạn uống quá nhiều và quá nhanh
Cơ thể bạn thực sự chỉ có thể chuyển hóa được 1 ly rượu mỗi giờ. Do vậy, nếu bạn uống quá nhiều, thì cơ thể bạn sẽ bị quá tải và không thể loại bỏ được hoàn toàn lượng ethanol có trong rượu. Nhấp từng ngụm nhỏ, chậm rãi thay vì “trăm phần trăm” một lần sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn một chút sau cuộc vui.
Màu sắc của rượu
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng đây lại là một điều đúng. Đồ uống càng có màu sậm, thì càng nhiều khả năng bạn sẽ bị say xỉn. Các chất tạo ra những màu sắc đặc trưng của rượu whisky hay bourbon cũng chính là những chất khiến tim bạn đập nhanh hơn và khiến bạn bị nôn mửa vào buổi sáng hôm sau.
Theo một số chuyên gia, màu sắc đặc trưng của các nhãn hiệu rượu cao cấp được chiết xuất từ các chất hóa học tự nhiên (ví dụ như các amino axit) có trong thân cây dùng làm rượu. Tuy nhiên, với các nhãn hiệu rượu thông thường, thì các nhà sản xuất thường thay thế bằng các chất bảo quản hoặc chất tạo màu hóa học để duy trì màu sắc của rượu, và đây cũng là những chất sẽ khiến các triệu chứng say xỉn của bạn nặng hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là các loại rượu trắng hay rượu không có màu sẽ không khiến bạn say xỉn. Tựu chung lại, thì nếu bạn uống quá nhiều rượu, cho dù đó là rượu có màu hay không, thì chắc chắn, cảm giác của bạn sau khi tỉnh dậy sẽ không dễ chịu chút nào.
Bạn “lấy độc trị độc” để giải rượu
Đây là một hiểu lầm tai hại. Lý do duy nhất của việc lấy độc trị độc để giải rượu đó là nó có thể làm tê liệt cơn đau của bạn. Thay vì tìm đến một loại đồ uống có cồn khác để giải rượu, bạn hãy tìm đến các loại đồ uống thể thao, nước hầm súp hoặc thậm chí là một ly cà phê. Dữ liệu về tác dụng của cà phê vẫn còn chưa rõ rằng, nhưng việc uống một ly cà phê sẽ không làm bạn bị tổn thương, nên không có gì phải lo ngại cả. Vì lượng đường huyết trong máu sẽ có xu hướng tụt xuống sau một cuộc say sưa, nên bạn nên lựa chọn các loại đồ uống/thực phẩm có chứa đường đơn (ví dụ như ngũ cốc hoặc bánh mỳ bagel) vào sáng hôm sau để có thể tăng lượng đường huyết trở lại. Kể cả khi bạn đã cảm thấy khá hơn, bạn vẫn nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Bạn không ngủ
Nếu bạn đã uống một vài chai với bạn bè và sau đó đi ngủ nhưng lại không tài nào ngủ được, thì bạn có thể đổ lỗi cho rượu. Ethanol là một hợp chất rất nổi tiếng với khả năng làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ. Do vậy, kể cả khi bạn trở về nhà sớm và lên giường ngay sau khi uống, thì bạn vẫn có thể sẽ thức dậy vào giữa đêm và không quay trở lại giấc ngủ được. Một tin xấu nữa đó là thiếu ngủ sẽ làm nặng thêm các triệu chứng say xỉn vào sáng hôm sau của bạn. Nếu bạn say xỉn vào tối hôm trước, tốt nhất bạn nên xin nghỉ vào sáng hôm sau để được ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Khi bạn ngủ, rất nhiều quá trình giải độc sẽ diễn ra, do vậy, hy sinh một buổi sáng đi làm sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn là cố gắng đi làm vào sáng hôm sau nhưng với trạng thái vô cùng mệt mỏi. Điều cuối cùng, nên nhớ rằng, uống một vài ly với anh em bạn bè có thể sẽ rất vui, nhưng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe nếu bạn quá say sưa với những cuộc vui như vậy.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rượu và nguy cơ ung thư
Trà là một loại thức uống không chỉ thơm ngon, tao nhã mà còn tốt cho cho sức khoẻ con người. Hãy cùng Sức khoẻ+ tìm hiểu xem đâu là loại trà tốt cho sức khoẻ, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Nước ép lựu, cà rốt, bưởi đào và củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung.
Nhiều người dành rất nhiều tiền cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da với hy vọng có được một làn da đẹp.
Dưới đây là một số điều cơ bản về cách đảm bảo con bạn được an toàn khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen tắm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 30.000 người Nhật trưởng thành trong 20 năm. Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 28% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 26%.
Học theo những phương pháp làm đẹp trên các trang mạng xã hội có thể sẽ không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn.
Sữa chua là thực phẩm rất có lợi, giúp tăng cường dinh dưỡng, bổ sung canxi tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ ăn sữa chua như thế nào là phù hợp?
Nhiều người sợ béo mà kiêng không uống sữa chua, phô mai và cho rằng, những thực phẩm này chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm. Vậy, sử dụng sữa, sữa chua, phô mai đối với từng nhóm người cụ thể này?