Những tiềm năng của cần sa sử dụng trong y tế
Sự khác biệt giữa cannabis, CBD và THC
Thuật ngữ “marijuana” và “canabis” đều chỉ đến các phân loại của cây cần sa chưa qua chế biến và các hợp chất chiết xuất từ cây cần sa.
Cannabidiol (CBD) và delta-9-tetrahydrocannibidol (THC) là loại chất được tìm thấy phổ biến nhất trong cây cần sa và có nhiều tác dụng trong y tế. Những hợp chất này được gọi chung là nhóm “cannabinoid”. Trong đó, THC chính là một hóa chất có ảnh hưởng đến thần kinh, tâm thần của người dùng còn CBD thì lại không ảnh hưởng đến thần kinh và không tạo ra các phản ứng tâm lý như THC.
Hiện nay, Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA mới chỉ cấp phép cho hai thuốc tổng hợp từ cần sa là dronabinol và nabilone để cải thiện vấn đề ăn uống cho những bệnh nhân AIDS bị sút cân trầm trọng. Tuy nhiên chúng cũng có những khả năng điều trị những bệnh khác.
Não bộ có những thụ thể cannabidoid nội sinh. Các thụ thể này liên kết được với cả các chất cannabinoid nội sinh và ngoại sinh và có tác dụng lên tế bào cơ thể con người như nhau. Các hợp chất cannabinoid có thể gây ra phản ứng ức chế hoặc kích thích đáp ứng từ các tế bào thần kinh bị ảnh hưởng. Chính cơ chế đó đã khiến cần sa được nhắm đến trong điều trị y khoa.
Các receptor của cần sa có liên quan đến sự thèm ăn, kiểm soát các cơn đau, bảo vệ não bộ, trung tâm chi phối đến vận động, giấc ngủ, nôn và buồn nôn, nhãn áp, trí nhớ, sự tăng trưởng của các khối u, nhu động ruột. Do vậy mà tiềm năng của cần sa dùng trong y tế là vô cùng to lớn, vì có thể tác động lên rất nhiều bệnh cũng như các triệu chứng bệnh.
Những tiềm năng của cần sa trong y tế
Rối loạn tâm lý sau chấn thương (PTSD): trong khi chúng ta đang ra sức chống lại các ảnh hưởng tiêu cực của cần sa thì có những quần thể dân số lại cần những tác dụng của cần sa tới sức khỏe. Đó chính là những người rối loạn tâm lý sau chấn thương. Cần sa có tác dụng giảm những cơn ác mộng về đêm ở những bệnh nhân trên.
Ung thư: bệnh nhân ung thư và bị AIDS là hai quần thể được chấp nhận để sử dụng cần sa y tế và cần sa để điều trị các chứng biếng ăn, suy mòn, buồn nôn và nôn ở bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa trị.
Bệnh đa xơ cứng: cần sa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng nhất là triệu chứng co cứng. Co cứng có liên quan đến vấn đề cảm giác về co cứng hoặc sự co thắt cơ không chủ động. Co cứng là một triệu chứng phổ biến trong bênh đa xơ cứng nhưng các thuốc điều trị hiện nay khó có thể giải quyết được, do vậy mà cấn sa hứa hẹn là một trong những thuốc hấp dẫn trong lĩnh vực này.
Động kinh: cần sa đã được sử dụng từ rất lâu để điều trị động kinh nhưng gần đây mới được nghiên cứu một cách cụ thể, đặc biệt là các tác dụng của nó trên những bệnh nhân động kinh nhỏ tuổi trong bối cảnh các tác dụng phụ từ thuốc chống động kinh là quá sức với trẻ em. Chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu về tác dụng của cần sa lên bệnh động kinh, nhưng hơn 4.000 năm kinh nghiệm về hiệu quả của cần sa cho phép chúng ta lạc quan hơn về kết quả của các nghiên cứu trong tương lai.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?