Viêm là gì?
Viêm cấp tính là đáp ứng miễn dịch tự nhiên khi mô tế bào bị tổn thương và như vậy có lợi cho cơ thể. Khi bạn bị chấn thương do tai nạn xe cộ, vết rách da thường sẽ bị sưng, tấy đỏ và xảy ra phản ứng viêm. Đây là những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gửi tín hiệu cho các tế bào bạch cầu di chuyển tới vị trí bị tổn thương để chữa lành mô đó. Trong trường hợp này, phản ứng viêm là có lợi cho cơ thể.
Ngược lại, viêm mạn tính lại là đáp ứng miễn dịch có hại của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân thuộc về môi trường, thể chất và tinh thần, như: chế độ ăn nghèo nàn, các hóa chất độc hại và stress. Đây được coi là phản ứng viêm “thầm lặng” bởi có thể diễn biến kéo dài mà người bệnh thậm chí không biết. Khi bạn ăn, uống, hấp thu, hít thở phải quá nhiều chất độc hại, có lối sống quá căng thẳng, ít vận động thể lực hay hút thuốc, uống rượu… sẽ dần hình thành chuỗi các đáp ứng viêm mạn tính trong cơ thể. Khi phản ứng viêm tích lũy lại đến một mức độ đủ lớn, hệ miễn dịch sẽ quá tải và dễ nhầm lẫn giữa một bên là tác nhân gây bệnh thực sự và một bên là các tế bào khỏe mạnh, do đó quay lại tấn công chính cơ thể của chúng ta.
Nguyên nhân gây viêm mạn tính
Phản ứng viêm mạn tính được kích thích bởi rất nhiều yếu tố, hầu hết những yếu tố này bạn đều có thể kiểm soát và phòng tránh được. Dưới đây là những yếu tố phổ biến gây viêm mạn tính:
Hậu quả của viêm mãn tính
Về lâu dài, tình trạng viêm mãn tính sẽ gây tổn hại đến hệ miễn dịch, dẫn tới các bệnh mạn tính nghiêm trọng như ung thư, hen phế quản, bệnh tự miễn, dị ứng, hội chứng ruột kích thích, viêm khớp, loãng xương và thậm chí là lão hóa (khuôn mặt bạn sẽ trông già hơn tuổi thật). Những căn bệnh này thường chỉ được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật, do vậy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời mà không tác động được đến gốc rễ của căn bệnh. Ngoài ra, những loại thuốc sử dụng (kèm theo những tác dụng phụ) đôi khi còn có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Những biện pháp đơn giản giúp giảm thiểu phản ứng viêm mãn tính
1. Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, giàu dinh dưỡng và ngũ cốc nguyên hạt
Giảm tiêu thụ những thực phẩm có thể kích thích phản ứng viêm đã đề cập ở trên (đường tinh chế, tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm nguồn gốc động vật); thay thế bằng những thực phẩm toàn bộ và có nguồn gốc từ thực vật vào chế độ ăn của bạn. Đây là những thực phẩm rất giàu các vitamin, chất khoáng, các chất chống ung thư, chống oxy hóa nguồn gốc từ thực vật và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
2. Quan tâm đến sức khỏe đường ruột
Khoảng 60-70% các tế bào miễn dịch của cơ thể tập trung tại đường ruột, do vậy duy trì một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh là một trong những biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu phản ứng viêm. Một cách vô cùng đơn giản và hiệu quả đó là sử dụng các sản phẩm chứa probiotic hàng ngày.
3. Phát hiện và xử trí các vấn đề dị ứng thực phẩm và nhiễm trùng mạn tính
Xét về những biện pháp giúp giảm tình trạng viêm mạn tính, bạn sẽ thiếu sót nếu không quan tâm đến tình trạng dị ứng thực phẩm và nhiễm trùng mạn tính. Gluten, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, trứng và nấm men là những tác nhân gây dị ứng thực phẩm thường gặp nhất có thể kích thích các đáp ứng miễn dịch mỗi khi nạp chúng vào cơ thể. Những tác nhân dị ứng này có thể nhận biết thông qua xét nghiệm máu. Ngoài ra, chỉ có bạn mới cảm nhận được cơ thể mình khi ăn những thực phẩm đó, và do vậy có thể loại bỏ những thực phẩm nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng.
Một vấn đề khác cần quan tâm đó là tình trạng nhiễm trùng mạn tính do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Những tác nhân gây bệnh này ẩn náu trong cơ thể bạn và kích thích các đáp ứng miễn dịch gây viêm trong cơ thể. Những tác nhân gây bệnh này có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu hoặc quan sát các chất tiết của cơ thể (phân, dịch tiết hô hấp).
Ngoài ra, bạn có thể biết được cơ thể có bị viêm mạn tính hay không nhờ hội chứng rò rỉ đường ruột, một triệu chứng có thể gây tổn thương niêm mạc đường ruột. Khi đó, các vi khuẩn, thực phẩm chưa được tiêu hóa và các độc tố khác có thể rò rỉ qua niêm mạc ruột vào máu, kích thích phản ứng tự miễn và các triệu chứng viêm.
4. Nghỉ ngơi thư giãn
Thật không may là nếu bạn luôn gặp stress trong cuộc sống, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều hormon cortisol – một hormon kích thích các phản ứng viêm của cơ thể. Đó là lý do tại sao bạn có thể dễ dàng giảm thiểu các triệu chứng viêm nhiễm bằng cách giảm stress như ngủ nhiều hơn, tập yoga, tập thiền, đi bộ đường dài, hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hay đi du lịch.
5. Giảm độc tố trong thực phẩm và hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học cũng như chăm sóc cá nhân
Hệ miễn dịch sẽ gặp rắc rối nếu như cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều các hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu qua đường tiêu hóa và qua da. Bạn nên giảm tối đa phơi nhiễm với những chất độc này bằng cách tăng cường tiêu thụ các thực phẩm hữu cơ, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc cá nhân không độc hại và các sản phẩm tẩy rửa gia dụng từ thiên nhiên.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào phản ứng viêm tốt cho cơ thể ?
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé