Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xử trí kịp thời các cơn hen cấp

Những dấu hiệu khởi phát có thể rất nhỏ, nhưng sẽ rất nhanh chóng trở nên nguy hiểm với người bệnh.

Xử trí kịp thời các cơn hen cấp

Trong cơn hen cấp, đường hô hấp trở nên phù nề và viêm. Các cơ xung quanh đường hô hấp co lại, niêm mạc đường hô hấp có nhiều chất nhày, phế quản hẹp lại và hạn chế lượng không khí đi qua. Điều này làm cho bệnh nhân cảm thấy rất khó thở.

Các dấu hiệu cảnh báo cơn hen cấp bao gồm:

  • Ho liên tục không ngừng
  • Thở khò khè trong cả thì hít vào và thở ra.
  • Nói khó
  • Thở rất nhanh
  • Mặt nhợt nhạt, nhiều mồ hôi
Phế quản trong cơn hen

Nhận biết các dấu hiệu sớm của một cơn hen cấp rất quan trọng để đề phòng các hậu quả nặng nề do nó mang lại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biện pháp xử lý kịp thời các cơn hen cấp tại nhà khi chưa kịp đến các cơ sở y tế.

1. Cà phê hoặc các loại trà có chứa caffeine

Caffeine có trong trà đen (black tea) hoặc trà xanh (green tea) và cà phê có thể hỗ trợ điều trị bệnh hen. Caffeine hoạt động tương tự như một số loại thuốc hen phổ biến, giúp giãn phế quản. Caffeine có thể có hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp ở những người bị hen trong vòng bốn giờ. Vì vậy, trà đen và cà phê có thể giúp bạn chống lại những cơn hen cấp trong những trường hợp khẩn cấp khi bạn không có thuốc.

Cà phê nóng hoặc trà ấm sẽ có tác dụng nhanh hơn các loại lạnh.

2. Tinh dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp đã được con người sử dụng từ hàng nghìn năm trước như một phương thuốc tự nhiên cho rất nhiều tình trạng bệnh lý, chúng cũng có hiệu quả đối với các trường hợp hen và viêm phế quản.

Để sử dụng dầu khuynh diệp trong xử trí các cơn hen cấp, hãy nhỏ vài giọt dầu vào thiết bị khuếch tán không khí và ngồi gần nó, cố gắng hít thở sâu nếu có thể. Nếu bạn không có thiết bị khuếch tán, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào một cốc nước sôi (nước nóng) sau đó hít hơi bay lên từ cốc.

Các loại tinh dầu khác cũng có hiệu quả tương tự là tinh dầu oải hương và húng quế.

Bạn nên tham khảo các chuyên gia cũng như những người có kinh nghiệm để lựa chọn  các loại tinh dầu nguyên chất, an toàn và đảm bảo chất lượng.

Lưu ý rằng các loại tinh dầu này cũng có thể là nguyên nhân gây khởi phát cơn hen cấp ở những người bị khởi phát cơn hen khi hít phải các chất hóa học. Vì vậy hãy thận trọng khi sử dụng cũng như giới thiệu cho những người khác.

3. Dầu mù tạt

Dầu mù tạt là một trong những biện pháp xử lý tốt nhất cơn hen cấp tại nhà. Loại dầu mù tạt chúng ta đang đề cập đến được sản xuất bằng cách ép các hạt mù tạt, trong thành phần của dầu có chứa isothiocyanates. Loại dầu được sử dụng trong cơn hen cấp cần phân biệt với loại tinh dầu mù tạt khác mà bạn không nên để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với da.  

Dầu hạt mù tạt có thể làm giảm triệu chứng cơn hen cấp và giúp cải thiện chức năng thông khí và tăng cường chức năng phổi.

Hãy massage hỗn hợp gồm dầu mù tạt và muối trên ngực vài lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng hen giảm.

Các miếng dán và đắp có chứa bột từ hạt mù tạt cũng có hiệu quả tương tự. Tại vị trí đắp sẽ có cảm giác ấm nóng. Miếng dán chỉ nên lưu trên da ít hơn 15 phút, để tránh bị bỏng. Đừng quên kiểm tra thường xuyên vị trí dán.   

Dầu mù tạt

4. Tư thế của bạn

Ngồi thẳng lưng là tư thế tốt sẽ giúp đường thông khí của bạn không bị cản trở từ đó chức năng hô hấp được thực hiện tốt hơn. Bạn có thể sử dụng ghế có chỗ dựa hoặc ngồi tại các vị trí giúp bạn có thể dựa lưng vào đảm bảo tư thế thẳng.

Bạn không nên nằm, tư thế này có thể làm bạn khó thở hơn. 

5. Cố gắng thở chậm và sâu

Thở chậm và sâu có thể rất khó khăn khi bạn đang bị cơn hen cấp tấn công, nhưng nó mang lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất nó giúp bạn không thở quá nhanh, bởi vì thở quá nhanh trong trường hợp này không mang lại hiệu quả hô hấp mà còn có thể khiến bạn bị thiếu oxy. Hơi thở sâu cũng có thể giúp bạn giữ bình tĩnh, thư giãn hơn. Việc giữ bình tĩnh cũng có thể giúp ngực bạn không bị căng lên làm bạn khó thở hơn.

Khi nào cần tìm sự trợ giúp y tế?

Nếu bạn không thể kiểm soát các triệu chứng của cơn hen cấp tính, bạn cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp. Tới ngay các cơ sở y tế gần nhất cũng như tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh khi có các dấu hiệu sau:

  • Thở dốc hoặc thở khò khè, đặc biệt là vào thời điểm sáng sớm hoặc ban đêm
  • Cần phải căng cơ ngực của bạn để có thể thở
  • Các triệu chứng không được cải thiện khi bạn đã sử dụng biện pháp tự nhiên hoặc thuốc.
  • Không thể nói các cụm từ dài vì hơi thở ngắn

Phòng ngừa các cơn hen cấp

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các cơn hen cấp là tránh những yếu tố kích thích làm khởi phát cơn hen. Các yếu tố kích thích thường gặp là không khí lạnh, phấn hoa, nấm mốc và bụi… (bạn có thể tìm hiểu các yếu tố làm khởi phát cơn hen tại đây)

Bạn cũng có thể tiêm vắc xin phòng cúm và viêm phổi hằng năm, để dự phòng khởi phát cơn hen do nguyên nhân virus.  Bạn cũng nên tuân thủ chỉ định điều trị của bác sỹ và không tự ý bỏ thuốc khi cảm thấy khỏe hơn.

Các cơn hen cấp có thể khởi phát đột ngột và diễn biến rất nhanh với hậu quả nặng nề. Vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ điều trị về việc chuẩn bị cho bất kì cơn hen cấp nào trong tương lai. Điều này sẽ giúp bạn hoặc người thân xung quanh có thể xử trí kịp thời, kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu và triệu chứng của cơn hen cấp

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 06/11/2024

    Những vi chất cần bổ sung khi thực hiện chế độ ăn chay

    Chế độ ăn chay, thuần chay được lên kế hoạch khoa học có thể đáp ứng gần hết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Dù vậy, người ăn chay nên cân nhắc bổ sung một số vitamin và dưỡng chất mà thực vật không thể cung cấp đủ.

  • 06/11/2024

    Hội thảo khoa học VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM

    Ngày 06/11/2024, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM” với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa và xương khớp.

  • 06/11/2024

    4 lợi ích sức khỏe của thực phẩm màu tím

    Không chỉ đẹp mắt, những loại thực phẩm có màu tím còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 06/11/2024

    Nên ăn đạm thực vật hay đạm động vật?

    Tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18g/100g, thịt lợn nạc là 19g/100g, cá chép là 17g/100g. Trong các loại đậu đỗ, tỷ lệ đạm chiếm 21-25g/100g, đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40g/100g.

  • 06/11/2024

    Triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân

    Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm trùng do virus lây lan có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức như thể bạn đang chiến đấu với cơn cảm lạnh hoặc cúm tồi tệ nhất mà bạn từng mắc phải. Bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm chủ yếu do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra, nhưng các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như cytomegalovirus hoặc toxoplasmosis, cũng có thể gây ra bệnh.

  • 05/11/2024

    Phải làm sao khi da đầu khô trong mùa Thu Đông?

    Da đầu khô, bong vảy trắng là vấn đề thường gặp trong thời tiết hanh khô của mùa Thu Đông. Bạn nên chăm sóc da đầu và mái tóc đúng cách với các nguyên liệu tự nhiên để giảm hiện tượng này.

  • 05/11/2024

    Thực phẩm chức năng giúp giảm hormone căng thẳng cortisol

    Hormone căng thẳng cortisol tăng cao quá mức có thể kéo theo nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp và tăng cân. Một số thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát stress hiệu quả, từ đó giảm nồng độ cortisol.

  • 05/11/2024

    Thực phẩm bổ sung probiotic có tác dụng giảm cân hay không?

    Thực phẩm bổ sung probiotic chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Liệu bổ sung probiotic có giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hay không?

Xem thêm