Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu thêm về phương pháp hóa trị điều trị ung thư - Phần 1

Hóa trị là một biện pháp điều trị tích cực, sử dụng các hóa chất để ngăn chặn sự phát triển quá nhanh của các tế bào trong cơ thể.

Hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư, bởi tế bào ung thư thường phát triển và nhân lên nhanh hơn so với các tế bào bình thường trong cơ thể. Hóa trị thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị khác, ví dụ như phẫu thuật, xạ trị hoặc trị liệu hormone. Việc này phụ thuộc vào:

  • Giai đoạn ung thư và loại ung thư mà bạn mắc phải
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn
  • Các phương pháp điều trị ung thư khác mà bạn đã sử dụng
  • Vị trí các tế bào ung thư

Hóa trị được coi là một phương pháp điều trị hệ thống, nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Mặc dù hóa trị được chứng minh là có thể tấn công các tế bào ung thư một cách rất hiệu quả, nhưng hóa trị cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn mà có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bạn nên cân nhắc giữa những ảnh hưởng này với nguy cơ nếu không điều trị để có thể đưa ra quyết định xem liệu bạn có nên điều trị hóa trị hay không.

Tại sao hóa trị lại được sử dụng?

Hóa trị thường được dùng chủ yếu để:

  • Làm giảm tổng số lượng tế bào ung thư trong cơ thể bạn.
  • Giảm nguy cơ ung thư lan rộng và di căn
  • Làm giảm kích thước khối u
  • Giảm các triệu chứng của ung thư

Nếu bạn vừa trải qua phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư, ví dụ như cắt bỏ khối u ung thư vú, bác sỹ có thể khuyên bạn nên điều trị hóa trị để đảm bảo rằng nếu có các tế bào ung thư còn sót lại thì chúng cũng sẽ bị tiêu diệt.

Hóa trị cũng được áp dụng trước khi áp dụng các phương pháp điều trị khác. Hóa trị có thể được dùng để làm nhỏ kích thước khối u trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc trước khi tiến hành xạ trị.

Trong các trường hợp bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối, hóa trị được sử dụng để làm giảm đau.

Ngoài điều trị ung thư, hóa trị còn được sử dụng với các bệnh nhân mắc các bệnh về tủy xương để điều trị tế bào gốc và cũng được sử dụng trong các rối loạn về hệ thống miễn dịch. Liều hóa trị dùng trong các rối loạn hệ miễn dịch thường thấp hơn rất nhiều so với liều hóa trị dùng để điều trị ung thư. Các rối loạn miễn dịch có thể sử dụng hóa trị bao gồm bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.

Tác dụng không mong muốn của hóa trị

Hóa trị thường được dùng để tiêu diệt các tế bào có tốc độ nhân lên rất nhanh. Trong khi tế bào ung thư là một tế bào như vậy, thì cũng có rất nhiều tế bào khác trong cơ thể cũng có tốc độ nhân lên nhanh. Các tế bào ở những vùng sau thường cũng sẽ bị ảnh hưởng của hóa trị:

  • Tế bào ở tóc
  • Tế bào da
  • Tế bào niêm mạc đường tiêu hóa

Vì lý do trên, tác dụng không mong muốn của hóa trị bao gồm:

  • Dễ bị bầm tím và chảy máu quá mức
  • Tiêu chảy
  • Khô miệng
  • Sưng loét miệng
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Rụng tóc
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sụt cân
  • Đau do tổn thương dây thần kinh
  • Nhiễm trùng
  • Thiếu máu
  • Táo bón
  • Các bệnh về thần kinh
  • Phù bạch huyết
  • Các vấn đề về trí nhớ
  • Các vấn đề về tập trung
  • Thay đổi về da
  • Thay đổi về móng
  • Mất ngủ
  • Thay đổi về khả năng tình dục
  • Thay đổi về khả năng có thai
Bác sỹ có thể giúp bạn kiểm soát các tác dụng không mong muốn này bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và nhiều cách khác.

Đa số các tác dụng không mong muốn của hóa trị sẽ biến mất khi quá trình điều trị kết thúc. Nhưng vẫn có khả năng có một số ảnh hưởng kéo dài của hóa trị sẽ phát triển thậm chí sau khi điều trị một vài năm, phụ thuộc vào vào loại hóa trị bạn đã sử dụng. Những ảnh hưởng lâu dài này bao gồm các tổn thương lên:

  • Tim
  • Thận
  • Phổi
  • Các dây thần kinh
  • Các cơ quan sinh sản

Cũng có khả năng bạn sẽ mắc một bệnh ung thư thứ phát khác sau khi điều trị hóa trị. Bởi vậy, trước khi tiến hành hóa trị bạn nên nói chuyện với bác sỹ về các nguy cơ có thể xảy ra và những triệu chứng nào bạn nên chú ý.

Đón đọc tiếp phần 2 tại: Vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc bệnh nhân Ung thư - sẻ chia ấm áp

Bình luận
Tin mới
  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

  • 07/12/2024

    Những điều kỳ lạ xảy ra với làn da của bạn khi bạn già đi

    Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.

  • 07/12/2024

    7 nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng

    Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.

Xem thêm