Liệu pháp thú cưng còn được biết đến dưới cái tên là liệu pháp sử dụng động vật hỗ trợ (animal-assisted therapy – AAT). Liệu pháp thú cưng hướng tới sự tương tác qua lại giữa con người và một thú cưng đã được huấn luyện. Mục đích của liệu pháp là để giúp con người hồi phục hoặc đối phó với một số vấn đề sức khỏe hoặc rối loạn tâm thần.
Chó và mèo thường được sử dụng trong liệu pháp thú cưng. Tuy nhiên cá, lợn guinea, ngựa, và các động vật khác nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn và trải qua quá trình sàng lọc cũng có thể được sử dụng. Loại thú cưng được chọn sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu điều trị của con người. Cả thú cưng và người điều khiển thú cưng đều phải trải qua quá trình sàng lọc và được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Liệu pháp thú cưng được xây dựng dựa trên mối liên hệ đã tồn tại sẵn có giữa con người và động vật. Sự tương tác với một thú cưng thân thiện có thể mang đến hiệu quả tích cực với các vấn đề sức khỏe và tâm lý của con người. Các chuyên gia cho rằng, liệu pháp thú cưng có thể giúp làm giảm huyết áp và cải thiện sức khoẻ tim mạch tổng quát. Hơn thế nữa, liệu pháp cũng kích thích giải phóng hooc môn hạnh phúc endorphin, giúp giảm đau, giảm căng thẳng, và cải thiện tâm lý của bạn.
Liệu pháp thú cưng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Xác định được mục tiêu cụ thể từ khi bắt đầu áp dụng liệu pháp là rất quan trọng, và tiến độ thực hiện mục tiêu nên được ghi chép lại trong suốt quá trình áp dụng.
Các mục tiêu của một liệu pháp thú cưng có thể bao gồm:
Những ai có thể sử dụng liệu pháp thú cưng?
Liệu pháp thú cưng có thể hữu ích cho:
Trong quá trình điều trị y tế, con người có thể ít lo lắng hơn khi có thú cưng. Trong quá trình hồi phục, chúng ta cũng có nhiều động lực hơn khi có thú cưng. Những người có các khiếm khuyết về giác quan đôi khi có thể giao tiếp hòa nhập với mọi người dễ dàng hơn nhờ có thú cưng.
Những nguy cơ của liệu pháp thú cưng là gì?
Những rủi ro lớn nhất của liệu pháp thú cưng liên quan đến an toàn thương tích và vệ sinh phòng bệnh. Những người có tiền sử dị ứng có thể bị dị ứng trong quá trình áp dụng liệu pháp thú cưng. Thú cưng trong các chương trình liệu pháp cần được kiểm soát kỹ lưỡng về hành vi và sức khoẻ. Người sử dụng liệu pháp, người điều khiển thú cưng đều cần trải qua huẩn luyện để có thể hạn chế những rủi ro và đạt được lợi ích tối đa mà liệu pháp mang lại.
Mặc dù trải qua quá trình kiểm soát tương đối kĩ càng, những những chấn thương vẫn có thể xuất hiện khi chúng ta sử dụng những thú cưng không phù hợp.
Bác sỹ hoặc chuyên gia trị liệu của bạn sẽ quản lý giám sát quá trình áp dụng liệu pháp này. Những người điều khiển thú cưng sẽ làm việc cùng thú cưng theo yêu cầu của bác sỹ để giúp bạn đạt được những mục tiêu điều trị cụ thể đặt ra ban đầu. Thảo luận với người điều khiển thú cách ứng xử thích hợp với thú cưng là cần thiết để giữ an toàn cho cả người sử dụng liệu pháp và thú cưng.
Bước đầu tiên trong liệu pháp là lựa chọn một thú cưng phù hợp. Trước khi thú cưng và người điều khiển thú cưng sẵn sàng tham gia liệu pháp, họ cần trải qua các quá trình:
Ở một số nước, cần có một giấy chứng nhận đáp ứng yêu cầu từ các tổ chức có thẩm quyền, cho cả người tham gia trị liệu cũng như người cung cấp dịch vụ trị liệu.
Khi thú cưng và người điều khiển đã đảm bảo các yêu cầu tham gia liệu pháp, thú cưng được lựa chọn cho quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào mục đích điều trị. Các đặc điểm được đưa ra cân nhắc bao gồm: loại thú cưng, giống, kích cỡ, tuổi, và hành vi tự nhiên của thú cưng.
Sự thành công của liệu pháp thú cưng phụ thuộc vào việc thiết lập các mục tiêu cụ thể, tính khả thi của mục tiêu và nỗ lực trong quá trình áp dụng liệu pháp. Bạn và bác sỹ hoặc nhà trị liệu sẽ xác định những mục tiêu này từ đầu, cũng như xác định khoảng thời gian cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. Bác sỹ hoặc chuyên gia trị liệu của bạn sẽ theo dõi sự tiến triển của bạn và hỗ trợ bạn để đạt được mục tiêu của liệu pháp.
Liệu pháp thú cưng có thể hữu ích cho cả trẻ em và người lớn mắc một số vấn đề về thể chất và tâm thần. Liệu pháp cũng có thể giảm bớt căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, tăng cảm giác tích cực và khả năng hòa nhập xã hội. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để biết thêm thông tin về các liệu pháp thú cưng và xem liệu nó có phù hợp với bạn hay không?
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức khỏe của thú cưng và con người
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.