Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sức khỏe của thú cưng và con người

Có cho mình một con thú cưng mang lại rất nhiều lợi ích tích cực; tuy nhiên bạn cần biết rằng một số loài động vất có thể là nguồn lan truyền vi sinh vật gây bệnh cho con người.

Vật nuôi đang khỏe mạnh cũng có thể là nguồn chứa vi sinh vật gây bệnh. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tránh những bệnh lây từ thú cưng sang bạn.

Lựa chọn thú cưng thích hợp

Trước khi mua một con vật, hãy cân nhắc thật kĩ và chắc chắn rằng nó phù hợp với gia đình bạn. Sau đây là một số khuyến nghị:

  • Các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi  không nên nuôi động vật bò sát như rùa hay động vật lưỡng cư như ếch.
  • Phụ nữ có thai nên tránh nuôi những động vật gặm nhấm để tránh tiếp xúc với virus gây viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào, loại virus có thể gây dị tật bẩm sinh.
  • Phụ nữ có thai nên tránh nhận nuôi những con mèo hoang, đặc biệt là mèo con. Đặc biệt là phụ nữ mang thai không nên dọn phân mèo, cọ rửa thùng rác để tránh nhiễm vi khuẩn toxoplasmosis từ thùng rác.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch, người có HIV hoặc AIDS thường phải đặc biệt cẩn trọng  khi chọn và nuôi dưỡng vật nuôi. Tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y và bác sỹ để có được quyết định đúng nhất.

Để chọn thú cưng phù hợp, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về loại vật mình định nuôi, với một số câu hỏi rất cần thiết sau đây:

  • Vật nuôi đó phát triển như thế nào? Kích thước tối đa mà con vật sẽ có được?
  • Đó có phải là loài động vật hung dữ?
  • Thức ăn của con vật đó là gì?
  • Bạn có đủ thời gian rảnh để chăm sóc và tắm rửa cho vật nuôi?
  • Những thói quen của chúng để chúng sống khỏe mạnh là gì?
  • Căn hộ hay chung cư của bạn có cho phép nuôi thú cưng chứ?
  • Tuổi thọ của con vật đó là bao nhiêu?

Rửa sạch tay ngay sau khi chạm vào vật nuôi

Người lớn nên hướng dẫn trẻ nhỏ rửa tay sạch. Cách rửa tay đúng: Rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với vật nuôi. Bạn nên rửa tay dưới vòi nước đang chảy, sử dụng xà phòng và rửa sạch tay của mình trong ít nhất 30 giây. Dùng dung dịch khử khuẩn nếu không có nước và xà phòng. 

Rất nhiều loại vật nuôi, như chó, mèo, các loài bò sát, động vật gặm nhấm, và các loài chim có thể mang mầm bệnh lây lan cho con người. Luôn luôn nhớ phải rửa tay sau khi đặt tay lên các khu vực sống của con vật (như chuồng, trại...) ngay cả khi bạn không tiếp xúc trực tiếp mới vật nuôi, sau khi đi toilet, trước khi ăn hoặc uống, trước khi chuẩn bị bữa ăn và sau khi cởi quần áo và giày dép bẩn.

Bạn cũng cần rửa tay sau khi cầm thức ăn cho đông vật, vì những thứ này cũng có thể nhiễm vi khuẩn hoặc các loại vi sinh vật gây bệnh khác. Thức ăn cho vật nuôi có thể bao gồm thức ăn khô cho chó hoặc mèo, bánh qui cho chó...

Gọi cho bác sỹ nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị ốm và hãy nói rõ với các bác sĩ về vật nuôi nhà bạn đang nuôi. Liên hệ với bác sĩ thú ý nếu bạn thấy thú cưng của bạn bị bệnh.

 
Giữ sức khỏe cho thú cưng của bạn

Dù là bạn có một chú ngựa, một con vẹt hay một con lạc đà thì việc chú ý đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài và thường xuyên cho chúng là một điều quan trọng để chăm sóc sức khỏe cho cả vật nuôi và gia đình của bạn. Bằng việc nuôi vật nuôi khỏe mạnh, bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình. 

  • Chú ý tiêm vaccine, tẩy giun, diệt bọ chét và đánh dấu cho con vật của bạn.
  • Cung cấp cho thú cưng một chế độ ăn hợp lý, nước sạch, chuồng trại và bài tập cho sức khỏe. 
  • Hẹn gặp bác sĩ thú y thường xuyên là điều cần thiết để giúp thú cưng có một sức khỏe tốt. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y nếu bạn có thắc mắc gì về sức khỏe vật nuôi của nhà mình.

Giữ vệ sinh tốt xung quanh thú cưng

Bạn cần rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với con vật, tắm rửa cho chúng và trước khi chuẩn bị bữa ăn.

Đảm bảo rằng bạn đưa phân của con vật ra khỏi sân nhà hoặc những nơi công cộng bằng cách dùng những dụng cụ hoặc túi và vứt chúng ở những nơi xử lý thích hợp. Phân chó chứa rất nhiều vi khuẩn, một vài loại có thể gây hại cho con người. Dọn dẹp hộp cho mèo hàng ngày.

Giữ trẻ nhỏ tránh xa các khu vực có thể có phân chó hoặc phân mèo để tránh sự lây lan của giun đũa và giun móc.

Phụ nữ có thai không nên dọn dẹp chỗ ở của mèo vì mèo có thể mang kí sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.  

Ngừa bệnh dại

Bệnh dại có thể giết con chó của bạn, thậm chí là làm bạn tử vong nếu bạn bị thú cưng mắc bệnh dại cắn. Đưa thú cưng của bạn, đặc biệt là chó, mèo hoặc động vật khác đi tiêm phòng ở bác sĩ thú y. Hãy lưu giữ những thông tin về lịch sử tiêm vaccine cho thú cưng của bạn. Giữ nó trong một khoảng sân có hàng rào hoặc một dây xích.

Tránh các động vật hoang dã

Dù chúng rất đáng yêu và dễ thương nhưng bạn không nên để các động vật hoang dã  hay các loài gặm nhấm hoang dã trong nhà bạn bằng cách cho chúng ăn. Bạn có thể bắt gặp một con vật non bị bỏ rơi và muốn cứu nó, nhưng thường thì bố mẹ chúng đang ở rất gần đó. Bạn không nên chạm vào động vật hoang dã hay nơi chúng ở, vì ở đó có thể có vi sinh vật gây bệnh, virus, và cả kí sinh trùng.

Hướng dẫn trẻ nhỏ cách chăm sóc thú cưng thích hợp

Trẻ dưới 5 tuổi nên được giám sát khi chơi đùa cùng thú cưng. Bạn nên hướng dẫn trẻ rửa tay ngay sau khi chơi với vật nuôi hay tiếp xúc với bất kì thứ gì trong khu vực của con vật (như chuồng, giường ngủ, thức ăn hay đĩa đựng thức ăn). Trẻ dưới 5 tuổi nên thận trọng hơn khi đến thăm các trang trại hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật ở trang trại, bao gồm động vật trong vườn thú hay trong các hội chợ.

Tận hưởng cùng thú cưng của bạn

Có rất nhiều lợi ích khi sở hữu một con thú cưng. Việc có một con vật bầu bạn có thể giúp bạn giảm đi sự cô đơn và trầm cảm. Chúng có thể cùng bạn tham gia các bài tập thể dục, những hoạt động ngoài trời, xã hội. Vì vậy, thường xuyên đi bộ hoặc chơi với thú cưng có thể làm giảm huyết áp, giảm cholesterol và hàm lượng triglycerid trong máu. Hãy luôn nhớ rằng: Thú cưng của bạn khỏe mạnh thì bạn cũng sẽ khỏe mạnh!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trị bệnh bằng thú cưng

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo CDC)
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm