Một số xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo Cơ quan về sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, hàng năm có thêm 19 triệu người nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) ở Mỹ. Theo Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ, có một nửa trong số những người ở độ tuổi hoạt động tình dục gặp phải STDs trong cuộc đời của họ. Nếu không được điều trị, chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
Thật không may, nhiều người không được điều trị kịp thời các bệnh STDs. Điều này một phần là do các bệnh STDs bị kỳ thị cao. Và nguyên nhân nữa là do nhiều loại STDs không có triệu chứng hoặc triệu chứng ít đặc hiệu. Khi bạn không biết mình bị nhiễm, bạn sẽ không điều trị.
Cách chính xác nhất để xác định mình có bị STDs hay không là đi khám chuyên khoa và làm các xét nghiệm đặc hiệu.
Những ai nên xét nghiệm các bệnh lây truyền qua bệnh tình dục?
Các xét nghiệm STDs là một ý tưởng tốt cho bất cứ ai đã hoặc đang hoạt động tình dục. Và ý tưởng xét nghiệm lại đặc biệt tốt nếu:
Nếu bạn đang có một mối quan hệ đôi bên lâu dài, chung thủy một vợ một chồng, và cả hai bạn đã được xét nghiệm trước hôn nhân, bạn có thể không cần xét nghiệm STDs thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng không kiểm tra trước hôn nhân. Có thể là một hoặc cả hai bạn đã mắc một STDs và không được chẩn đoán trong nhiều năm.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục nên được xét nghiệm là gì?
Có nhiều STDs khác nhau cần được xét nghiệm. Hãy thảo luận với bác sỹ một cách trung thực về lịch sử tình dục của mình để có những lời khuyên đúng đắn nhất.
Bạn cũng có thể làm xét nghiệm Herpes khi bạn có tiền sử phơi nhiễm hoặc bạn yêu cầu được kiểm tra.
Yêu cầu xét nghiệm
Đừng cho rằng bạn đang được tự động kiểm tra tất cả STDs trong những lần khám sức khỏe định kì hàng năm. Nhiều bác sỹ không thường xuyên kiểm tra STDs cho các bệnh nhân của họ. Bạn cần phải hỏi bác sĩ của bạn để được kiểm tra STD, xét nghiệm nào nên được làm và lí do tại sao.
Chăm sóc sức khỏe tình dục của bạn là không có gì phải xấu hổ. Nếu bạn quan tâm đến một bệnh nhiễm trùng đặc biệt, hãy yêu cầu được kiểm tra. Bạn càng thành thực thì càng nhận được những điều trị tốt. Các bác sỹ không thể giúp bạn mà không biết toàn bộ câu chuyện.
Bạn có thể được xét nghiệm STDs tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa. Một số cơ sở y tế cũng cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho một số STDs. Tuy nhiên, tốt nhát là bạn nên bệnh viện chuyên khoa để được khám và xét nghiệm chính xác nhất.
Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm STDs
Điều quan trong là bạn cần thông tin cho bác sỹ các yếu tố nguy cơ của bạn. Đặc biệt bạn nên kể với bác sỹ nếu bạn hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Không phải tất cả các bệnh STDs qua đường hậu môn có thể được phát hiện bằng các xét nghiệm tiêu chuẩn. Bác sĩ có thể chỉ định một Pap smear (phiến đồ) hậu môn để tầm soát ung thư trực tràng.
Bạn cũng nên nói với bác sỹ về:
Xét nghiệm máu và nước tiểu kiểm tra STDs
Nhiều người lo lắng các xét nghiệm kiểm tra STDs sẽ xấu hổ và khó chịu. Rất may mắn là hầu hết các xét nghiệm sử dụng mẫu máu và nước tiểu.
Ở một vài trường hợp, xét nghiệm máu và nước tiểu có thể không chính xác so với các bệnh phẩm khác. Cũng có thể mất 1 tháng hoặc lâu hơn kể từ khi bị nhiễm trùng để các xét nghiệm máu có thể phát hiện được.
Những xét nghiệm khác
Thăm khám lâm sàng
Một số bệnh STDs như Herpes và mụn cóc sinh dục, thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm khác. Qua thăm khám có thể phát hiện được các vết lở, mục cóc và các dấu hiệu khác. Sau đó bác sỹ có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ bất kỳ khu vực nào có vấn đề để hỗ trợ chẩn đoán.
Bệnh phẩm
Nhiều khi bác sỹ phải sử dụng bệnh phẩm âm đạo, cổ tử cung, hoặc bệnh phẩm niệu đạo để kiểm tra STDs. Bệnh phẩm âm đạo có thể lấy khi khám phụ khoa. Bệnh phẩm niệu đạo được lấy bằng lấy bông quết ở đầu dương vật. Nếu bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, phương pháp ngoáy hậu môn có thể được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của sinh vật gây bệnh trong trực tràng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tự lấy bệnh phẩm của họ và khi đó bạn sẽ được hướng dẫn đầy đủ cần làm những gì để lấy mẫu bệnh phẩm.
Đừng để sự bối rối ngăn chặn bạn nhận được các xét nghiệm STDs. Hãy nói chuyện với bác sỹ để được tư vấn khoa học và nhận được các xét nghiệm phù hợp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các triệu chứng của bệnh lây qua đường tình dục ở nữ
Nếu bạn phát hiện mình có những thói quen không chuẩn dưới đây, hãy sửa ngay tư thế để bảo vệ cột sống và sức khỏe.
Các dịch vụ như xăm thẩm mỹ đang được ưa chuộng nhờ đánh trúng nhu cầu làm đẹp cận Tết của các chị em. Tuy nhiên, xăm môi, xăm mày là phương pháp làm đẹp tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm với ngoại hình và sức khỏe.
Axit béo omega-3 là một thành phần quan trọng của màng tế bào. Cơ thể của bạn cũng cần chúng để sản xuất các phân tử tín hiệu được gọi là eicosanoids, giúp hệ thống miễn dịch, phổi, tim mạch và nội tiết của bạn hoạt động tốt.
Tiêm vaccine là việc làm hết sức cần thiết góp phần phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm cho trẻ em. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho con, các bậc cha mẹ cũng cần biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, đặc biệt trong mùa Đông lạnh.
Kali và Magie (hay Magnesi) là hai khoáng chất thiết yếu giữ vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, đặc biệt là hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và cả hoạt động của các cơ bắp.
Để luôn tươi trẻ, bạn cần tránh mắc phải các sai lầm sau đây
Thời tiết cả nước, đặc biệt là miền Bắc đang rất lạnh và hanh khô, do vậy da cũng trở nên khô hơn. Da khô gây nhiều các bệnh về da và cần được chăm sóc đúng cách.
Bạn có thể để ý thấy rằng có nhiều trẻ mới sinh có mái tóc rất đen, thậm chí là bồng bềnh mềm mại. Tuy nhiên, cũng có những trẻ lại chẳng có tí tóc nào. Vậy điều này có phải là báo hiệu một tình trạng bất thường nào đó hay không? Và tình trạng rụng tóc trong thời kỳ sơ sinh có phải là điều bất thường hay không?