Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sốt virus ở trẻ em

Khi thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường, cơ thể trẻ em không kịp thay đổi để đáp ứng dẫn dến những vấn đề về đường hô hấp cũng như nhiễm các loại virus, vi khuẩn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh sốt virus ở trẻ em để có những xử trí kịp thời khi con em bạn mắc bệnh.

Sốt virus ở trẻ em

Sốt virus là một tình trạng bệnh do các loại virus xâm nhập cơ thể và gây nên các triệu chứng điển hình như sốt, cần phân biệt với nhiễm khuẩn nhiễm trùng do các loại vi khuẩn gây ra.

Có rất nhiều loại virus khác nhau có thể làm cho bé bị bệnh. Con đường lây lan phổ biến nhất là qua đường hô hấp, khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi. Thêm nữa, các virus này cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, ví dụ với tay của người bị nhiễm.

Sốt virus rất phổ biến trong những khoảng thời gian giao mùa. Các triệu chứng sốt virus ở trẻ em thường xuất hiện sau khi bị nhiễm virus khoảng 10 ngày. Trẻ em dưới hai tuổi có nhiều nguy cơ bị biến chứng do sốt virus.

Điều trị sốt virus thực chất chỉ là điều trị các triệu chứng sốt, cảm và ho. Hiện tại chưa có thuốc nào chữa sốt virus. Những phương pháp hiện tại điều trị triệu chứng có thể giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu và có thể ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi.

Làm thế nào để biết con bạn bị nhiễm virus

Thông thường, các dấu hiệu đầu tiên của sốt virus là sốt và viêm long đường hô hấp. Sốt thường kèm theo đau mình mẩy và nhiệt độ cơ thể có thể vẫn bình thường hoặc tăng cao đến 39℃.

Có rất nhiều các loại virus khác nhau và các triệu chứng khi bé nhiễm virus cũng đa dạng tùy thuộc vào loại virus bé bị nhiễm virus, các triệu chứng phổ biến là: ho, viêm họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng…

Đôi khi, sau khi đã hạ sốt trẻ có thể phát ban. Hãy nhớ cho trẻ đi khám để dược bác sỹ chẩn đoán chắc chắn rằng bé không bị nhiễm trùng hay bội nhiễm.

Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi sốt virus

Tránh cho bé tiếp xúc với những người đang bị sốt virus. Yêu cầu mọi người xung quanh sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, điều này sẽ ngăn không cho virus lây lan. Nếu các thành viên trong gia đình bị cảm lạnh, ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy nhắc nhở họ giữ vệ sinh tốt để tránh lây lan virus.

Rửa tay bạn và tay bé với xà phòng thường xuyên để hạn chế sự lây lan virus.

Sốt virus thường gặp trong khoảng thời gian giao mùa vì vậy hãy thận trọng khi bé có những dấu hiệu nghi ngờ vào khoảng thời gian này.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt virus

Đảm bảo trẻ không bị mất nước: Con của bạn sẽ bị mất nước khi sốt, tiêu chảy, nôn. Nếu bé vẫn bú sữa mẹ bình thường thì hay cho bé bú đủ theo nhu cầu của bé. Các bác sỹ sẽ cho bé uống Oresol (Oral Rehydration Salts) để bồi phụ nước và điện giải cho trẻ.

Ăn uống: Nếu con của bạn lớn hơn 6 tháng tuổi, hãy cho bé ăn các đồ ăn loãng hơn, dễ tiêu hóa như súp. Khi bé khỏe hơn, bạn có thể cho bé ăn các loại thức ăn đặc hơn như  rau củ xay nhuyễn hay cháo.

Thuốc: Hầu hết các trường hợp nhiễm virus được điều trị bằng để giảm các triệu chứng khó chịu cho bé. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 3 đến 7 ngày. Bác sỹ cũng có thể cho bé uống thêm oresol nếu bé tiêu chảy hoặc dùng các thuốc giảm đau và hạ sốt.

Nghỉ ngơi: Hãy để bé nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng riêng trong khoảng thời gian bị bệnh và khoảng một tuần sau đó. Nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng riêng sẽ giúp bé mau khỏe hơn cũng như tránh lây bệnh cho trẻ em và các thành viên gia đình.

Hạ sốt: Nếu bé bị sốt cao, bạn có thể dùng khăn chườm ấm cho bé để giúp bé dễ chịu và hạ sốt.

Rửa tay: Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay trước và sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với bé. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa lây lan virus sang các thành viên khác trong gia đình.

Giữ nhà bạn thông thoáng: Hãy nhớ mở cửa chính và cửa sổ ít nhất mỗi lần môt ngày để không khí trong nhà thông thoáng. Điều này sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh trong không khí. Giữ cho ngôi nhà của bạn được thông thoáng, khô và sạch sẽ cũng giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của nấm mốc.

Những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý khi bé bị sốt virus

Sốt virus thường không nghiêm trọng, thường bé sẽ khỏe lại sau từ ​​ba ngày đến bảy ngày. Nhưng nếu bé có các dấu hiệu này thì hãy đưa bé đến gặp bác sỹ ngay:

  • Ho kéo dài hơn ba tuần
  • Tiêu chảy hơn hai tuần
  • Có máu trong phân
  • Sốt kéo dài một tuần hoặc lâu hơn
  • Hôn mê hoặc lờ đờ, mệt mỏi, ngủ gà
  • Từ chối ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Nôn mửa liên tục
  • Khó thở
  • Phù hai bàn chân

Phân biệt sốt virus và viêm nhiễm vi khuẩn thế nào?

Nhiễm trùng do vi khuẩn có đặc điểm là sưng, nóng, đỏ và đau ở một vị trí nào đó trên cơ thể. Ví dụ nếu con bạn bị viêm họng bé sẽ thấy đau và khó chịu ở họng. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt loại vi khuẩn gây bệnh.

Nhiễm virus thường không khu trú tại một vị trí nào đó như nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, nếu con bạn bị nhiễm virus, trẻ có thể bị sổ mũi, ho và đau khắp toàn thân.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng lên các bệnh do nhiễm virus. Chỉ sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mà không thể tự khỏi.

Việc điều trị sốt virus chủ yếu là điều trị các triệu chứng bao gồm uống nhiều nước, nghỉ ngơi, giảm đau và hạ sốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào nhiệt độ cơ thể bé ở ngưỡng nguy hiểm?

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm