Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng Salbutamol trong điều trị hen phế quản trẻ em

Salbutamol là thuốc được dùng khá phổ biến trong điều trị hen phế quản trẻ em, nhưng liều lượng và cách dùng như thế nào mới có hiệu quả và an toàn lại là một vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Sử dụng Salbutamol trong điều trị hen phế quản trẻ em

Salbutamol là một chất có tác dụng làm giãn cơ trơn đường dẫn khí, giúp thông khí phổi, giảm bớt tình trạng đau tức ngực, thở khò khè và ho ở đối tượng bị hen phế quản và được coi là một thuốc giãn phế quản.

Salbutamol giúp ngăn chặn các cơn khó thở và khò khè trong khi tập luyện hoặc vận động gắng sức. Hiện nay có một số sản phẩm dược phẩm trên thị trường có chứa salbutamol như Ventolin® hay Airomir® với nhiều dạng bào chế như bình xịt, bột xông hít, dung dịch hô hấp và bình xịt định liều…

Trước khi sử dụng salbutamol cho trẻ

Việc thận trọng khi sử dụng thuốc là cần thiết đề phòng tình trạng dị ứng thuốc. Hãy thông báo cho bác sỹ nếu trẻ gặp phải các vấn đề sau đây. 

  • Các bệnh tim mạch
  • Cường giáp
  • Huyết áp cao
  • Loạn nhịp tim, tim đập nhanh

Cách sử dụng salbutamol cho trẻ

Cho trẻ sử dụng chính xác liều lượng đã được bác sỹ hoặc dược sỹ chỉ định. Trao đổi với bác sỹ hoặc dược sỹ nếu muốn thay đổi liều.

Trẻ thông thường sử dụng salbutamol qua đường xông hít bằng miệng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc hoặc nhờ bác sỹ/dược sỹ hướng dẫn bạn cách sử dụng thuốc cho trẻ.

Trường hợp trẻ thường bị lên cơn hen sau khi tập luyện, hãy cho trẻ dùng salbutamol khoảng 15 – 20 phút trước khi tham gia vào các hoạt động.

Nếu con bạn có sử dụng salbutamol kèm với các thuốc dự phòng hen, hãy sử dụng salbutamol trước. Chất này sẽ giúp mở thông đường dẫn khí để các thuốc dự phòng tiến vào sâu hơn trong phổi và cho hiệu quả tốt hơn. Nên chờ đợi khoảng 5 phút giữa hai lần sử dụng thuốc để các ống dẫn khí giãn đủ rộng cho các thuốc dự phòng tiến sâu vào phổi hơn.

Bạn nên làm gì nếu trẻ bị quên liều thuốc trong ngày

Hãy cho trẻ sử dụng liều bị lỡ ngay khi bạn nhớ ra.

Nếu thời điểm nhớ ra liều bị quên gần sát với liều dùng tiếp theo, hãy bỏ qua liều bị lỡ và dùng liều tiếp theo như bình thường.

Không nên cho trẻ dùng liều cao gấp đôi để bù lại với liều bị lỡ.

Thời gian thuốc phát huy tác dụng

Con bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thở dễ dàng hơn sau khi sử dụng thuốc từ 5 – 10 phút.

Các tác dụng không mong muốn

Trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ sau trong khi sử dụng salbutamol:

  • Đau đầu
  • Run chân tay
  • Loạn nhịp tim
  • Cảm giác bồn chồn, lo lắng
  • Vị lạ trong miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Khô miệng và ho
  • Khó ngủ
  • Đau họng, khó nuốt

Hãy thông báo với bác sỹ nếu trẻ gặp phải các triệu chứng nêu trên kéo dài, hoặc nếu chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Các tác dụng phụ sau đây không phổ biến nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu trẻ xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng như khò khè, đau thắt ngực, sốt, ngứa, ho dữ dội, da xanh, mặt, môi, lưỡi, họng sưng to; hoặc nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác về hành vi.
  • Trẻ không thể kiểm soát tốt cơn hen phế quản
  • Trẻ bị co giật

Những quy tắc an toàn cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng salbutamol

Hãy cho trẻ tới bác sỹ khám định kỳ để kiểm tra đáp ứng với salbutamol của con bạn. Bác sỹ có thể phải điều chỉnh liều cho đến khi tìm được liều lượng phù hợp cho trẻ.

Các dấu hiệu sau cho thấy bệnh hen phế quản của trẻ đang diễn biến nghiêm trọng và cần sự can thiệp của bác sỹ:

  • Các triệu chứng trở nên nặng hơn và thường xuyên hơn bao gồm: ho, các cơn khò khè, đau thắt ngực, hoặc khó thở nặng.
  • Trẻ thường phải tỉnh giấc vào ban đêm do bị đau thắt ngực, khò khè, khó thở.
  • Trẻ phải nghỉ học hay không thể tham gia vào các hoạt động khác do lên cơn hen phế quản.

Cần lưu ý rằng các thuốc giãn phế quản như salbutamol không hề có tác dụng gì đối với triệu chứng viêm của hen phế quản. Nó chỉ là giải pháp tạm thời trong việc làm giảm tình trạng khó thở.

Do vậy, hãy theo dõi chặt chẽ tần suất sử dụng các thuốc giãn phế quản của trẻ. Sử dụng kéo dài các thuốc này có thể khiến bệnh hen trở nên nghiêm trọng hơn và trẻ có thể phải sử dụng một thuốc dự phòng.

Trường hợp con bạn sử dụng một corticosteroid hay một thuốc giãn phế quản khác, trẻ nên tiếp tục sử dụng chúng ngay cả khi đã cảm thấy các triệu chứng được cải thiện, trừ khi các bác sỹ có khuyến cáo ngừng sử dụng.

Các điểm quan trọng cần lưu ý về salbutamol

Salbutamol không có tác dụng phòng các dấu hiệu nguy hiểm của hen phế quản. Trẻ có thể phải sử dụng thêm các thuốc dự phòng kèm theo. Không nên cho trẻ dùng chung thuốc với người khác.

Đảm bảo trẻ luôn sử dụng đủ và đúng liều salbutamol. Hãy dự phòng thuốc mới trong nhà ít nhất là hai ngày trước khi trẻ sử dụng hết bình thuốc trước.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, ở chỗ khô mát, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc nhà bếp. Không đặt gần những nơi nhiệt độ cao (bếp lò, nước nóng, thiết bị tản nhiệt…) do có thể gây nổ. Không được làm thủng phần kim loại của lọ thuốc do các thành phần trong thuốc đều được nén dưới áp suất.

Không sử dụng thuốc hết hạn. Trường hợp con bạn sử dụng quá liều salbutamol hãy gọi điện cho bác sỹ để được tư vấn. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hen phế quản ở trẻ em – Những điều cha mẹ cần biết

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Aboutkidshealth
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm