Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách xử trí vết thương chó hoặc mèo cắn

Làm thế nào để chăm sóc một vết thương do chó hoặc mèo cắn?

Cho dù do chó, mèo được nuôi trong gia đình hoặc đi lạc trên đường, thì việc bị những chú chó hay mèo cắn cũng là một tình trạng vô cùng phổ biến

Dưới đây là một số điều bạn nên làm để chăm sóc vết thương được gây ra bởi mèo hay chó cắn:

  • Nếu cần thiết hãy gọi cho bác sĩ của bạn.
  • Rửa vết thương nhẹ nhàng với xà phòng và nước.
  • Dùng chiếc khăn sạch tạo áp lực cho vùng bị thương để máu ngưng chảy.
  • Dùng băng vô trùng băng vết thương.
  • Giữ bộ phận bị chấn thương ở tư thế cao hơn so với tim để làm chậm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Nếu cần thiết báo cáo sự việc cho cơ quan thích hợp (văn phòng kiểm soát động vật hoặc cảnh sát).
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh cho khu vực bị cắn 2 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành.

Dưới đây là một số điều bác sĩ có thể làm gì để điều trị vết thương do mèo hay chó cắn:

  • Kiểm tra các tổn thương thần kinh, tổn thương gân hay chấn thương xương. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Làm sạch vết thương bằng một dung dịch đặc biệt và loại bỏ mô bị tổn thương.
  • Có thể sử dụng chỉ khâu để khâu vết cắn nhưng thường để mở cho vết thương tự lành, điều này có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Có thể kê thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Có thể cung cấp cho bạn một mũi tiêm phòng uốn ván nếu bạn từng tiêm mũi cuối cùng cách đây hơn 5 năm trước.
  • Có thể yêu cầu bạn tái khám để kiểm tra vết thương của bạn một lần nữa trong 1-2 ngày.
  • Nếu thương tích của bạn là nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng không được chữa trị tốt ngay cả khi bạn đang uống thuốc kháng sinh thì bác sĩ có thể đề nghị bạn đi khám chuyên khoa hoặc đến bệnh viện để bạn có thể có được tiêm tĩnh mạch  và tiếp tục điều trị nếu cần thiết.

Gọi cho bác sĩ của bạn trong bất kỳ tình huống nào sau đây:

  • Bạn bị mèo cắn. Mèo cắn thường gây ra nhiễm trùng. Bạn không cần phải gọi bác sĩ nếu đó chỉ là vết mèo cào trừ khi bạn nghĩ rằng vết thương bị nhiễm trùng.
  • Bạn có một vết chó cắn trên tay, chân hoặc đầu của bạn.
  • Bạn bị bệnh tiểu đường, gan hoặc bệnh phổi, ung thư, hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) hoặc một tình trạng bệnh lý mà có thể làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng.
  • Bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như bị đỏ, sưng, nóng, tăng nhạy cảm đau, rỉ mủ từ vết thương hoặc bị sốt.
  • Bạn có chảy máu mà không dừng lại sau 15 phút băng ép hoặc bạn nghĩ rằng bạn có thể bị tổn thương xương, thần kinh hoặc một chấn thương nghiêm trọng.
  • Bạn tiêm phòng uốn ván từ hơn 5 năm trước.
  • Bạn bị cắn bởi một con vật hoang dã hoặc một vật nuôi chưa biết tình trạng tiêm chủng.

Cần tiêm phòng bệnh dại không?

Nếu con chó hoặc mèo cắn bạn đang khỏe mạnh tại thời điểm cắn thì không thể chắc rằng nó có mắc bệnh dại hay không. Tuy nhiên nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa nếu bạn bị chó hay mèo cắn.

Nếu bạn biết chủ nhân của con chó hoặc mèo cắn bạn hãy họ xem con vât đã được tiêm chủng phòng dại chưa. Một con vật đang khỏe mạnh và đã được tiêm phòng vẫn phải được kiểm dịch (tránh xa mọi người và các động vật khác) trong 10 ngày để đảm bảo nó không bắt đầu có dấu hiệu của bệnh dại. Nếu con vật bị bệnh trong thời gian 10 ngày bác sĩ thú y sẽ kiểm tra nó xem có bệnh dại không.

Nếu không thể tìm thấy các con vật cắn bạn, hoặc nếu con vật của bạn có các dấu hiệu của bệnh dại, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại càng sớm càng tốt.

Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn con mèo và con chó cắn?

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để ngăn chặn cắn:

  • Không bao giờ để trẻ một mình với các loại thú cưng. Chúng thường không biết làm thế nào để vuốt ve nhẹ nhàng với con vật cưng nên có thể khiến thú cưng bị kích động và sẽ cắn trẻ.
  • Đừng cố gắng ngăn cản động vật đánh nhau, bạn có thể bị cắn đấy.
  • Tránh các động vật bị bệnh hoặc động vật bạn không biết hay không được tiêm phòng.
  • Tránh động vật đang ăn vì chúng thường bảo vệ thức ăn của mình.
  • Giữ vật nuôi bằng dây xích khi ở nơi công cộng.
  • Chọn vật nuôi trong gia đình của bạn một cách cẩn thận và duy trì lịch tiêm phòng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xử trí ban đầu khi trẻ em bị động vật cắn

CTV Hà My - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Familydoctor
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm