Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể giải quyết khủng hoảng nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe? - Phần 2

Trí tuệ nhân tạo (A.I) liệu có thể giúp đỡ các bác sĩ và giảm gánh nặng cho các hệ thống y tế không? Những câu hỏi nào cần có lời giải đáp thỏa đáng xoay quanh vấn đề này?

Giải pháp khả thi

Những số liệu thống kê này không chỉ làm sáng tỏ tính bức thiết của vấn đề mà còn chỉ ra sự mất cân đối giữa nhu cầu thực tế và khả năng cung cấp. Cuộc khủng hoảng nhân lực y tế có liên quan tới già hóa dân số, nhu cầu chăm sóc y tế cho các căn bệnh mạn tính, sự thiếu hụt bác sĩ trên toàn thế giới và sự mất cân đối giữa số lượng nhân viên y tế mới với các nhân viên đã nghỉ.

Một số quốc gia thử nghiệm các giải pháp với việc tăng số lượng sinh viên y khoa và làm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ thu hút hơn. Ví dụ, năm 2015 Singapore đã chấp nhận tăng thêm 110 sinh viên trong chương trình đào tạo y khoa so với trước đó. Chính phủ cũng đã nỗ lực thu hút những người Singapore đang  tham gia lĩnh vực y tế ở nước ngoài trở lại làm việc trong nước, họ sẽ được nhận tới 50.000 đô la Singapore/năm trong vòng 3 năm, đổi lại, họ phải làm việc ở một bệnh viện công lập trong ba đến bốn năm, bao gồm cả thời gian đào tạo tại viện với tư cách là bác sĩ nội trú.

Tuy nhiên, về lâu dài, những ưu đãi như vậy có thể là không đủ để thu hút nhân lực ngành y tế vì lượng công việc cũng sẽ tăng lên song song với cuộc khủng hoảng nhân sự. Đây là thời điểm mà công nghệ kỹ thuật số, cụ thể hơn là trí tuệ nhân tạo có thể tham gia cùng giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Nguồn.westernadvocate.com.au

Trí thông minh nhân tạo giới hạn (ANI - Artificial narrow intelligence) có thể hỗ trợ công việc của bác sĩ

Trong nghiên cứu của mình, Viện nghiên cứu Y học Futurist cho rằng ANI có cơ hội cao nhất được sử dụng trong thực hành y khoa để phân tích các cơ sở dữ liệu lớn, tìm kiếm sự tương quan mới và hỗ trợ công việc chăm sóc người bệnh thường ngày. Các dịch vụ y tế kết hợp với nền tảng AI có thể tăng khả năng chẩn đoán, quản trị, ra quyết định và phân tích cơ sở dữ liệu lớn…

Các thuật toán thông minh có thể hỗ trợ các chuyên gia y tế trong việc thiết kế các kế hoạch điều trị và tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Công nghệ có thể đảm nhận các nhiệm vụ khác đơn điệu, lặp đi lặp lại vì vậy các bác sĩ và y tá có thể tập trung vào công việc thực tế quan trọng của họ. Trong tương lai, “người” trợ lí công nghệ có thể có khả năng ưu tiên các e-mail quan trọng trong hộp thư đến của bác sĩ hoặc tự động tìm kiếm các nghiên cứu khoa học mới và phù hợp nhất chỉ trong vài giây. Giống như ống nghe, được xem là biểu tượng của y học hiên đại kể từ khi xuất hiện ở thế kỉ 19, AI hay ANI cũng có thể trở thành không thể thay thế đối với y học tương lai.

Chúng ta cần nhấn mạnh rằng thực hành y học không phải là một quá trình tuyến tính (linear process). Mỗi yếu tố (element) và tham số (parameter) không thể được dịch sang ngôn ngữ lập trình, nhưng có những lĩnh vực mà ANI chắc chắn có thể tham gia để cải thiện hiệu quả dịch vụ y tế và giảm gánh nặng cho nhân viên y tế.

Nguồn. whatsnext.nuance.com

Thách thức trong quá trình ứng dụng

Thật không may, có rất nhiều thách thức phát sinh từ công nghệ. Đầu tiên là những gánh nặng tài chính, chi phí của các công nghệ đột phá có thể quá cao đối với các nước kém phát triển, đẩy họ lùi lại phía sau trong việc cải thiện khả năng chăm sóc sức khỏe.

Mặt khác, nhiều câu hỏi về kỹ thuật và đạo đức xuất hiện. Các công việc lặp đi lặp lại của bác sĩ, chẳng hạn như ghi chú hoặc hành chính có thể được thay thế bởi AI, vậy còn những công việc như chẩn đoán, điều trị hoặc theo dõi tiến trình điều trị thì AI sẽ tham gia ở mức độ nào? Ai chịu trách nhiệm nếu một quyết định y tế do AI hỗ trợ gây hại cho bệnh nhân? AI nên được xem xét là một công cụ hỗ trợ như ống nghe hay là một thực thể riêng lẻ?

Về phía bệnh nhân, sự kết nối giữa con người – con người, bác sĩ – bệnh nhân trở nên suy giảm? Điều gì xảy ra nếu các thuật toán AI có thể bắt chước và trở nên có cảm xúc thông qua một ứng dụng hoặc một chatbot? Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ, liệu bệnh nhân có chấp nhận AI và học cách sử dụng nó trong quá trình chăm sóc của họ hay không.

Về cấu trúc xã hội, liệu AI có giúp chuyển trọng tâm y tế từ điều trị sang dự phòng? AI sẽ làm tăng chi phí điều trị? Các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ làm việc hiệu quả hơn vì AI giúp họ xử lý những tác vụ tốn thời gian? Những quốc gia kém phát triển có thể cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn với việc sử dụng AI? Và nếu tất cả những điều trên xảy ra, nó sẽ thay đổi cấu trúc hiện tại của các chính sách bảo hiểm như thế nào?

Nguồn.instinctif.com

Lời kết

Trí tuệ nhân tạo có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ để giảm bớt khủng hoảng nguồn nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Điều đó không có nghĩa là nó sẽ thay thế hoàn toàn các chuyên gia y tế, AI sẽ được kế thừa và được hỗ trợ sử dụng trong chăm sóc sức khỏe để bù đắp cho việc thiếu hụt nguồn nhân lực. Nhưng trước khi viễn cảnh đó xảy ra, rất nhiều câu hỏi về tài chính, kỹ thuật và đạo đức cần được trả lời thỏa đáng. Chúng ta hi vọng sẽ sớm tìm ra lời giải đáp cho vấn đề này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều Bạn cần hỏi Bác sỹ trước khi sử dụng thuốc kê đơn

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medicalfuturist)
Bình luận
Tin mới
  • 14/11/2024

    Nên ăn gì khi bị cảm lạnh?

    Khi nhiệt độ thời tiết giảm dần cũng là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh. Vậy ngoài uống thuốc, cần ăn gì để cải thiện tình trạng này?

  • 14/11/2024

    Thời điểm tốt nhất để ăn tối

    Thời điểm chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy, ăn đúng thời điểm sẽ có lợi cho sức khỏe và cải thiện quá trình trao đổi chất.

  • 14/11/2024

    Hiểu đúng về bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ nhỏ

    Vitamin D3 và K2 là hai loại vitamin quan trọng, thường được nhắc đến cùng nhau trong việc hỗ trợ sức khỏe xương, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xoay quanh bộ đôi vi chất này.

  • 14/11/2024

    Cơn nín thở ở trẻ có nguy hiểm không?

    Một số trẻ em gặp phải các cơn nín thở và khiến phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng. Vậy cơn nín thở là gì, nó có nguy hiểm không và làm thế nào khi con bạn gặp phải cơn nín thở. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

  • 14/11/2024

    Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

    Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?

  • 13/11/2024

    Giải mã những thắc mắc, hiểu lầm về vitamin D3 và vitamin K2

    Vitamin D3 và vitamin K2 được coi là cặp đôi kết vitamin có tác dụng hiệp đồng tốt nhất trong số các cặp đôi vitamin. Vitamin D3 và vitamin K2 cùng nhau giúp vận chuyển canxi tới đúng vị trí trong cơ thể, từ đó hỗ trợ sức khỏe xương và sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên gần đây xuất hiện những hiểu lầm về bộ đôi vitamin này, vậy như thế nào là hiểu đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bộ infographic này.

  • 13/11/2024

    Ngày Đái tháo đường Thế giới: Chung tay phòng chống bệnh tiểu đường

    Hàng năm, Ngày Đái tháo đường Thế giới được tổ chức vào ngày 14/11, là dịp để chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức về căn bệnh mạn tính này.

  • 13/11/2024

    Sự gia tăng ung thư đại tràng ở người trẻ tuổi

    Trong suốt 30 năm qua, tỷ lệ ung thư đại tràng nói chung tại Mỹ đã giảm đều đặn. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện là tỷ lệ ung thư đại tràng ở người trưởng thành trẻ tuổi đã tăng mạnh trong cùng khoảng thời gian này mà không có nguyên nhân rõ rang.

Xem thêm