Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu đúng về thuốc điều trị bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng ở trẻ em

Nhiều người có thói quen tự kê đơn và uống thuốc ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Trẻ em có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi thường được cha mẹ cho uống thuốc ngay, phổ biến là thuốc kháng sinh. Vậy cách dùng thuốc như vậy có đúng hay không?

Hiểu đúng về thuốc điều trị bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng ở trẻ em

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cơ bản về các loại thuốc điều trị các bệnh phổ biến do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra ở trẻ em.

Mỗi người đều có thể tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh hàng ngày trong không khí, đất và nước, thực phẩm và trên các loại bề mặt, vật dụng mà chúng ta tiếp xúc. Rất may là hệ miễn dịch của một đứa trẻ khỏe mạnh có đủ khả năng để chống lại hầu hết các vi sinh vật gây bệnh cho cơ thể. Trong trường hợp cơ thể không đủ khỏe để chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi sinh vật gây ra, các bác sỹ sẽ sử dụng một số loại thuốc điều trị để giúp bệnh của trẻ tiến triển tốt hơn.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc kê đơn mà hầu hết các bậc phụ huynh đều khá quen thuộc. Hầu như người nào cũng đã từng ít nhất một lần cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh phổ biến như viêm tai, viêm họng. Một số thuốc kháng sinh có thể kể tên như penicillin, amoxicillin, Azythromcin… Mặc dù con bạn sẽ thường được sử dụng thuốc điều trị nhiễm khuẩn, trên thị trường cũng tồn tại các loại thuốc điều trị các bệnh do virus, nấm và do ký sinh trùng gây ra.

Chúng ta cần nhớ rằng:

  • Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đối với những bệnh do những nguyên nhân khác, kháng sinh thường sẽ không có tác dụng gì. Thậm chí chúng còn có thể gây hại do những tác dụng phụ của thuốc.
  • Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có gây ra những hậu quả nghiêm trọng do làm tăng tình trạng vi khuẩn đề kháng lại các kháng sinh.

Thuốc kháng virus

Đôi khi trẻ cũng bị mắc những bệnh do virus gây ra. Các nhiễm trùng do virus thường ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp như mũi, họng và đường hô hấp và gây nên các bệnh phổ biến như cảm lạnh, cúm, viêm họng và viêm xoang. Virus còn có thể gây nên các bệnh nguy hiểm như hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), viêm gan và bệnh dại. Việc tiêm chủng có thể bảo vệ trẻ khỏi một số căn bệnh do virus gây ra, do vậy hãy lên lịch để cho con bạn đi tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine được khuyến cáo bởi chương trình tiêm chủng quốc gia.

Các thuốc kháng virus mới được phát triển trong thời gian gần đây, nhưng số lượng các thuốc được sử dụng trong cuộc sống ngày càng gia tăng đáng kể. Thuốc kháng virus có khả năng phòng những nhiễm trùng do virus hoặc rút ngắn thời gian bị nhiễm trùng bằng cách ngăn cản virus phát tán, chúng không thể tiêu diệt virus một khi virus đã tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên, loại thuốc này không phải thích hợp với tất cả các nhiễm trùng do virus – ví dụ như nếu trẻ bị cảm lạnh thì thường không phải điều trị gì mà bệnh sẽ tự khỏi. Các bác sỹ sẽ quyết định xem khi nào con bạn cần phải sử dụng thuốc kháng virus để điều trị.

Khác với các loại thuốc kháng sinh phổ rộng thường có hiệu quả với một số lượng lớn các vi khuẩn, thuốc kháng virus có xu hướng đặc hiệu với từng loại virus. Một số loại thuốc kháng virus khá phổ biến thường hay được kê cho trẻ em bao gồm:

  • Acyclovir: là thuốc có thể được sử dụng để điều trị thủy đậu cũng như các nhiễm trùng do virus herpes trên da, mắt, miệng, sinh dục hoặc thần kinh. Acyclovir làm giảm bớt sự khó chịu và đẩy nhanh quá trình lành các vết tổn thương trên da do herpes, tuy nhiên nó không hoàn toàn tiêu diệt được virus. Các virus herpes simplex thường sẽ tồn tại dưới dạng ngủ trong cơ thể và gây tái phát bệnh về sau.
  • Amantadine là loại thuốc phòng và điều trị nhiễm cúm. Thuốc này hiệu quả nhất khi được dùng trong giai đoạn sớm ngay khi mới xuất hiện triệu chứng. Nói chung thuốc nên được sử dụng trong vòng 2 ngày đầu khi mắc bệnh. Amantadine chỉ có hiệu quả duy nhất đối với virus cúm typ A.
  • Ribavirin và interferon là các thuốc kháng virus được kê cho những người bị viêm gan mạn tính. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng những thuốc này trên trẻ em đang bị hạn chế.
  • Một số loại thuốc khác như thuốc kháng retrovirus được sử dụng để chống lại các nhiễm trùng do retrovirus gây ra như virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) gây bệnh AIDS.

Mặc dù các thuốc kháng sinh không được dùng để điều trị bệnh do virus gây ra nhưng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn lại xảy ra như là một biến chứng thứ cấp của bệnh do virus. Khí đó, kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn thứ cấp.

Thuốc kháng nấm

Bệnh do nhiễm nấm thường do trẻ hít phải các bào tử nấm nhỏ bay lơ lửng trong không khí. Chúng cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương hở trên da. Khi vào cơ thể trẻ, những bào tử nấm sẽ phát triển trong phổi và tạo thành đám cụm nấm. Thậm chí nấm sẽ tìm cách xâm nhập vào hệ tuần hoàn và di chuyển khắp cơ thể. Cũng giống như các vi sinh vật khác, nấm có thể gây những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ đang mắc bệnh ung thư, bệnh AIDS...

Cơ thể con người khá quen thuộc với các loại nấm thường, nấm men, nấm mốc… Một số loại nấm có thể sống trong cơ thể mà không gây bệnh gì. Tuy nhiên, một số loại nấm ký sinh có thể gây một số bệnh như: nấm da, nấm tóc và nấm móng; bệnh nấm da chân; nấm vùng đùi, bẹn; nấm miệng hay nhiễm nấm âm đạo.

Các loại thuốc trị nấm thường dưới dạng kem bôi tại chỗ, đôi khi có thể dưới dạng viên uống kê đơn hoặc không cần kê đơn.

Đối với các bệnh nhiễm nấm nặng, bác sỹ có thể kê amphotericin B hoặc một số thuốc kháng nấm thuộc nhóm azole, phổ biến nhất là fluconazole và itraconazole. Một số loại thuốc kháng nấm bị chống chỉ định sử dụng cho trẻ em do có quá ít nghiên cứu về bằng chứng lâm sàng sử dụng thuốc trên nhóm đối tượng này. Nói chung, thuốc kháng nấm nên được sử dụng thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sỹ do chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc chống ký sinh trùng

Ký sinh trùng có thể gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ em. Rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam vẫn phải đối mặt với các bệnh do ký sinh trùng gây ra như: sốt rét, nhiễm giun, sán... ở cả người lớn và trẻ em.

Đa số các ký sinh trùng đều nhỏ tới mức mà chúng chỉ có thể được quan sát dưới kính hiển vi, tuy nhiên một số ký sinh trùng khác có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng sống chủ yếu trong thức ăn, đất và nước. Khi trẻ bị nhiễm ký sinh trùng, thường do ăn và uống thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng, hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh có thể chống chọi với chúng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ký sinh trùng thường gây ra các bệnh nguy hiểm ở trẻ.

Loại ký sinh trùng gây bệnh cho trẻ phổ biến nhất là giun kim, một số loại khác bao gồm ký sinh trùng sốt rét, sán dây, giun móc và giun xoắn… Mốt số thuốc kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng như metronidazole có thể chặn chu kỳ sinh sản của một số ký sinh trùng cũng như vi khuẩn.

Kháng thuốc điều trị ký sinh trùng hiện nay cũng đang trở thành một vấn đề khá đau đầu đối với các nhà khoa học. Ví dụ như một số thuốc điều trị sốt rét hiện đang bị kháng, tuy nhiên các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu những thuốc điều trị sốt rét mới và sẽ đưa vào thử nghiệm lâm sàng trong thời gian sắp tới.

Có một sự thật hiển nhiên rằng một số bệnh do ký sinh trùng gây ra thường là do lối sống và sinh hoạt thiếu vệ sinh và chỉ có thể phòng tránh được bằng cách cải thiện vệ sinh cá nhân. Do vậy, với sự hiện diện của rất nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm bao gồm cả bệnh do ký sinh trùng gây ra, rửa tay sạch sẽ, đúng cách luôn là một thói quen vệ sinh quan trọng để góp phần phòng tránh nhiễm vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm cho trẻ em. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bảo vệ trẻ khỏi 14 bệnh truyền nhiễm trong trường học

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

  • 08/09/2024

    9 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa mắt

    Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Xem thêm