Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị viêm họng nên làm gì?

Khi bạn bị viêm họng, cảm giác nóng rát và khó chịu ở cổ sẽ làm bạn không muốn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cả. Vậy, những đồ ăn, thức uống nào bạn nên sử dụng khi bị viêm họng? ĐIều trị viêm họng thế nào, khi nào cần đến khám bác sỹ mời các bạn cùng tìm hiểu.

Bị viêm họng nên làm gì?

Nên ăn, uống những gì khi bị viêm họng?

Những loại thực phẩm mềm và dễ nhai là những thực phẩm an toàn bạn nên ăn khi bị viêm họng. Cấu trúc mềm của thực phẩm sẽ hạn chế tối đa những kích thích xảy ra với họng của bạn. Thực phầm và đồ uống ấm cũng có thể làm dịu họng của bạn.

Một số loại đồ ăn bạn nên ăn như:

  • Mỳ Ý đã nấu chín, còn ấm
  • Cháo yến mạch còn ấm, ngũ cốc nấu chín hoặc bột kiều mạch
  • Các món tráng miệng có gelatine, ví dụ như thạch
  • Sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua có vài lát trái cây tươi
  • Rau đã nấu chín
  • Khoai tây nghiền
  • Sinh tố trái cây hoặc rau củ
  • Các loại nước hầm
  • Sữa
  • Nước ép của các loại trái cây không chứa axit, ví dụ như nước ép nho hoặc nước ép táo

Ăn hoặc uống những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn vẫn có đầy đủ dinh dưỡng mà lại không gây kích thích cổ họng vốn đã bị sưng của bạn.

Nên tránh ăn, uống những gì?

Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm có thể kích thích cổ họng của bạn hoặc những thực phẩm khó nhai, khó nuốt, ví dụ như:
  • Bánh quy giòn
  • Bánh mỳ giòn
  • Các loại gia vị và nước sốt cay
  • Nước ngọt có gas, soda
  • Cà phê
  • Đồ uống có cồn
  • Các loại đồ ăn vặt khô, ví dụ như khoai tây chiên, bim bim hay bỏng ngô
  • Rau tươi sống (chưa được nấu chín)
  • Các loại trái cây có chứa axit, ví dụ như cam, chanh, bưởi, cà chua.

Với một số người, các chế phẩm từ sữa có thể làm lớp nhầy ở cổ họng (đờm) dầy lên hoặc tăng sản xuất đờm. Việc này sẽ kích thích hành vi khạc đờm để làm sạch họng nhiều hơn, và do vậy, sẽ làm tăng thêm tình trạng viêm họng của bạn. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như bánh pudding (caramen), sữa hoặc các loại đồ uống có đường.

Điều trị viêm họng

Biện pháp đầu tiên và cũng là biện pháp có hiệu quả giảm tình trạng viêm họng, tiết kiệm chi phí là súc miệng với nước muối ấm. Pha 1 thìa canh muối với khoảng 200ml nước ấm, khuấy đều. Sau đó súc miệng một vài lần, trong khi súc, nhớ ngửa cổ ra đằng sau và súc miệng sạch. Bạn cũng phải đảm bảo rằng bạn không nuốt phải phần nước dùng để súc miệng, thay vào đó, hãy nhổ ra ngoài và súc miệng thêm một (vài) lần nữa.

Một số loại thảo mộc cũng có tác dụng chữa viêm họng. Các loại thuốc xịt họng, thuốc nhỏ hoặc trà làm từ thảo mộc có chứa rễ cam thảo hoặc hoa kim ngân có thể sẽ giúp ích cho bạn. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo mộc nào, bạn hãy đảm bảo đã biết được những thông tin sau:

  • Tác dụng phụ của loại thảo mộc đó
  • Phản ứng dị ứng với loại thảo mộc đó
  • Tương tác của thảo mộc với các loại thuốc khác
  • Tương tác của thảo mộc với các loại thực phẩm chức năng có chứa thảo mộc khác.
Nếu bạn không chắc chắn về việc loại thảo mộc nào là an toàn cho bạn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ. Điều này càng trở nên quan trọng nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ rằng có thể mình đang mang thai. Một số loại thảo mộc chữa viêm họng được coi là không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không cần kê đơn. Những loại thuốc ngậm chữa viêm họng có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở họng của bạn và mang lại cho bạn một vị giác tốt hơn.

Paracetamol cũng có thể giúp ích trong việc chữa viêm họng. Trước khi uống paracetamol, bạn nên nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ sử dụng đúng liều lượng được ghi ngoài nhãn thuốc.

Nếu không có biện pháp nào trong số các biện pháp trên hiệu quả với bạn hoặc tình trạng viêm họng của bạn kéo dài, bạn sẽ cần phải uống các loại thuốc được kê đơn. Hãy đi khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị tình trạng của bạn.

Khi nào nên đến gặp bác sỹ?

Nếu tình trạng viêm họng của bạn không khỏi, hãy đến khám bác sỹ. Đa số các tình trạng viêm họng đều do nhiễm virus, ví dụ như bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, hoặc do nhiễm vi khuẩn gây viêm họng. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn, bác sỹ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn. Kháng sinh sẽ không điều trị được tình trạng viêm họng do nhiễm virus.

Viêm họng cũng có thể xảy ra do các yếu tố về môi trường, ví dụ như dị ứng theo mùa, hít phải khói thuốc lá hoặc do không khí quá khô. Những người có tật ngủ ngáy cũng thường bị viêm họng nhiều hơn.

Đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn không thể chịu được tình trạng viêm họng của mình hoặc nếu bạn cảm thấy tình trạng ngày một xấu đi hay bạn gặp phải những triệu chứng sau:

  • Khó nuốt hoặc khó thở
  • Sốt
  • Mẩn đỏ
  • Sưng các hạch
  • Đau khớp không rõ lý do

Bạn cũng nên đến khám bác sỹ nếu tình trạng viêm họng kéo dài hơn 1 tuần. Bác sỹ có thể sẽ tiến hành các xét nghiệm để loại trừ ra các nguyên nhân khác.

Triển vọng điều trị

 Viêm họng sẽ mất vài ngày mới khỏi, nhưng bạn có thể giảm viêm họng bằng việc:

  • Súc miệng với nước muối
  • Uống paracetamol theo liều được ghi trên nhãn thuốc
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống trà thảo mộc ấm
  • Uống đủ nước.

Viêm họng thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần, nhưng bệnh sẽ kéo dài trong vài ngày. Bạn có thể tự điều trị viêm họng tại nhà, nhưng hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn:

  • Nghi ngờ mình bị nhiễm vi khuẩn
  • Tình trạng viêm họng không tiến triển tốt hơn
  • Tình trạng viêm họng tiến triển nặng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để giảm đau họng?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm