Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần nhớ khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bé

Paracetamol là loại thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phỗ biến. Nhưng việc tự ý sử dụng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do quá liều như ngộ độc thuốc, hạ thân nhiệt... Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần lưu ý khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bé

Những điều cần nhớ khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bé

Bạn thấy lo lắng khi bé yêu của bạn sốt cao và mệt mỏi. Khi bị sốt trẻ sẽ khó chịu, chán ăn, mất nước. Nhưng bác sĩ nhi khoa khuyên các ba mẹ không nên quá lo lắng khi bé bị sốt vì sốt không phải là điều hoàn toàn xấu. Sốt là phản ứng của cơ thể trẻ chống lại nhiễm trùng. Thực tế, nó giúp tăng cường sự bảo vệ của hệ miễn dịch ở trẻ.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của bé trên 38℃ bạn có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bé.

Cách điều trị sốt ở nhà

Điều đầu tiên bạn nên làm là chườm ấm cho bé và cặp lại nhiệt độ cho trẻ sau khi chườm. Nếu bé vẫn không hạ sốt, cho trẻ uống paracetamol hoặc sirô để hạ sốt. Để sử dụng paracetamol đúng liều, bạn cần phải biết hàm lượng của loại thuốc paracetamol hoặc sirô bạn định sử dụng và liều lượng được khuyến nghị cho bé. 

Liều dùng: tính theo cân nặng của trẻ, mỗi lần 10mg -15mg/kg cân nặng của trẻ. Ví dụ: em bé nặng 10kg mỗi lần dùng liều 100mg - 150mg. Mối lần uống thuốc cách nhau 4 đến 6 giờ, trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần.

Những điều cần nhớ nếu bạn cho bé uống paracetamol để hạ sốt

Hãy nhớ rằng, nó không phải là một loại thuốc kỳ diệu lúc nào cũng có thể hạ được sốt. Nếu bé sốt do nhiễm virut, sốt có thể kéo dài từ 3-5 ngày cho đến khi bé hồi phục và hình thành miễn dịch với virus. Không được tăng liều paracetamol khi bé sốt trở lại, điều này sẽ không làm cho bé khỏi bệnh mà còn gây hại cho bé do sử dụng thuốc quá liều.

Nếu bé còn quá nhỏ, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà trước hết hãy hỏi ý kiến ​​bác sỹ trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc uống nào, kể cả paracetamol. Không nên cho con bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sỹ nếu bé dưới ba tháng tuổi.

Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé uống thuốc và nếu nhiệt độ của bé vẫn thấp hơn 38℃ và em bé của bạn chỉ hơi ấm thì có thể sử dụng các biện pháp chườm ấm không cần sử dụng paracetamol.

Để đạt được hiệu quả cao và hạ sốt nhanh cho trẻ nhỏ ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nên kết hợp với chườm ấm, cho trẻ uống thêm nước sôi để nguội, nước hoa quả, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều lần hơn, hoặc uống thêm Oresol theo chỉ dẫn….

Các mẹ cần cho bé nằm trong phòng thoáng khí, tăng cường dinh dưỡng, theo dõi nhiệt độ của trẻ 20 phút - 30 phút/1 lần.

Không nên dùng thuốc quá liều do có thể gây ngộ độc Acetaminophen biểu hiện như đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng, nặng nề hơn trẻ có thể bị tổn thương gan dẫn đến vàng da, vàng mắt, li bì…

Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bị các bệnh gan, tim, thận… mà không có hướng dẫn của bác sỹ.

Kiểm tra xem con của bạn có đang sử dụng bất kì loại thuốc nào có thành phần chứa paracetamol không? Có thể bạn sẽ cho bé sử dụng paracetamol quá liều nếu không chú ý đến các loại thuốc khác bé đang sử dụng.

Dùng bao nhiêu paracetamol phụ thuộc vào trọng lượng của bé cũng như hàm lượng của thuốc. Tốt hơn là nên hỏi ý kiến ​​bác sỹ về liều lượng và cách dùng. Nếu con bạn nhẹ cân hoặc dưới 5kg, không nên cho bé dùng paracetamol nếu không có sự giám sát của bác sỹ.

Tránh dùng paracetamol sau khi bé được tiêm phòng ngay cả khi con bạn bị sốt, vì sốt là phản ứng phụ thường gặp sau tiêm tự ý sử dụng paracetamol có thể làm giảm hiệu quả việc tiêm chủng.

Nếu sốt của bé vẫn tiếp diễn sau 03 ngày dùng paracetamol, hãy đưa bé đến gặp bác sỹ thay vì tiếp tục cho bé sử dụng thuốc tại nhà.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viêt: Tác dụng phụ của paracetamol

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm