Theo thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 (Hà Nội), sốt là phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh.
Sốt sẽ trở nên bất lợi khi thân nhiệt quá cao, hoặc sốt kéo dài ngày. Trên thực tế, không hiếm trường hợp người bệnh đã được dùng thuốc hạ sốt đủ liều, kết hợp truyền đủ dịch và điện giải, nhưng thân nhiệt vẫn không hạ.
Thạc sĩ Toàn khuyên, để hạ sốt nhanh và an toàn, người nhà có thể phối hợp dùng một số kinh nghiệm dân gian có tác dụng thanh nhiệt hạ sốt cho bệnh nhân.
- Lá cỏ nhọ nồi lượng vừa đủ, rửa sạch, ngâm dung dịch thuốc tím như ngâm rau sống, rồi giã nát, lấy nước cốt cho người bệnh uống (liều lượng tuỳ theo lứa tuổi, người lớn ít nhất là 200 ml), còn bã đắp lên thóp (với trẻ sơ sinh) hoặc đắp vào huyệt bách hội và dũng tuyền (với người lớn).
- Dùng lá cỏ bợ, rửa và ngâm sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Liều lượng tùy theo lứa tuổi: người lớn mỗi lần uống 200 ml, mỗi ngày 2 lần.
- Thân cây chuối non một đoạn dài chừng 40 cm, ngâm rửa sạch rồi bóc bỏ bẹ già bên ngoài, thái vụn, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
- Lá tre non 20 gram, lá dâu non 20 gram, lá sắn dây 20 gram, sắc lấy nước uống.
- Măng tay tre non vài cái, bóc bỏ bẹ nang bên ngoài, rửa sạch, đem nướng trên bếp cho mềm rồi vắt lấy nước cốt uống, liều lượng tuỳ theo lứa tuổi, người lớn ít nhất là 30 ml. Cũng có thể thái thành những lát mỏng rồi hãm với nước sôi uống.
- Sinh chi tử, sài hồ, sinh thạch cao, hoàng cầm và kim ngân hoa mỗi thứ 50 g. Tất cả giã nát hoặc tán vụn, mỗi lần lấy một lượng bột thuốc vừa đủ trộn với lòng trắng trứng gà rồi đắp vào rốn, cố định bên ngoài bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc 2 lần.
- Gừng tươi 10 gram, hành củ 10 gram, rau mùi 10 gram, trứng gà 2 quả luộc chín bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng. Các vị thuốc đem hấp chín, gói vào túi vải rồi chườm khắp toàn thân cho đến khi mồ hôi vã ra, lúc này thân nhiệt sẽ hạ. Bài thuốc này dùng cho những người bị sốt cao do cảm cúm mà không có mồ hôi (cảm mạo phong hàn).
- Hành củ tươi và lá kinh giới tươi đem giã nát, rồi chia đắp lên chóp mũi vài lần trong ngày.
- Trân châu, ngưu hoàng và đại hoàng lượng vừa đủ. Tất cả tán bột, hòa với giấm thành dạng hồ rồi chia đắp lên rốn mỗi ngày 1 lần, bên ngài cố định bằng băng dính.
- Sinh chi tử 10 gram, trứng gà 1 quả. Chi tử tán thành bột rồi trộn với lòng trắng trứng, vê thành những viên thuốc nhỏ và đắp vào huyệt dũng tuyền, cố định bên ngoài bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
- Sài hồ, kinh giới, tía tô, bạc hà mỗi thứ 20-50 gram, sắc trong 5 phút rồi bỏ bã, chế thêm nước lạnh, dùng khăn mềm thấm dịch thuốc lau toàn thân cho trẻ trong 15 phút. Chuyên dùng cho trẻ em sốt cao do ngoại cảm.
- Dùng rượu cao độ hoặc cồn 70% thấm vào khăn mềm rồi lau hốc nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân và dọc cột sống cho bệnh nhân.
- Lấy 1 chậu nước lạnh và 1 chậu nước nóng (39-40 độ C). Ngâm hai chân vào chậu nước nóng trong 20 phút với người lớn, 15 phút với trẻ 8 -10 tuổi, 7 phút với trẻ 1- 2 tuổi, rồi chuyển sang chậu nước lạnh trong 1 phút (người lớn và trẻ em như nhau).
Sau đó, lấy khăn mềm lau chân khô, dùng bàn tay xát mạnh hai lòng bàn chân sao cho ấm lên là được. Tiếp đó, nằm đắp chăn kín cho mồ hôi vã ra là thân nhiệt sẽ giảm dần. Chú ý lau khô mồ hôi và hết sức tránh gió lùa.
Tuỳ theo mức độ sốt mà tiến hành 2-3 lần. Trong khi ngâm, nước có thể nguội dần, cần chế thêm nước nóng để giữ nhiệt độ ổn định. Trẻ em bị sốt do sởi, thủy đậu và sốt xuất huyết không nên dùng bài này.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh