Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài thuốc chữa tiểu đường từ mướp đắng

Khổ qua (mướp đắng) là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam.

Có mùi thơm, vị đắng đặc trưng được dân gian sử dụng để chữa các bệnh tiểu đường, thấp khớp, chốc lở, vàng da… Ngày nay, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh về công dụng tuyệt vời của khổ qua đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Khổ qua (Momordica charantia L.) còn có tên khác là Mướp đắng, Cẩm lệ chi, Hồng dương, Lại bồ đào là loại phổ biến, phân bố ở nhiều quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loại cây dây leo có tua cuốn đơn, mảnh. Thân có cạnh, lá mọc so le, chia 5 – 7 thùy, mép có răng cưa,  mặt dưới  màu nhạt hơn mặt trên,  gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài khoảng từ 8-15cm, mặt ngoài lồi lõm. Quả non có màu xanh, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹp, trông gần giống hạt Bí ngô, quanh hạt có màng đỏ bao quanh.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho biết trái khổ qua có chứa:

Các Glucosid triterpenic: Charantin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm Stgmastadienol.

Các chất hạ đường huyết: Pugazenthi – S – Murthy, chiết xuất ra 3 chất được đặt tên là Kakara.

Protein: Các nhà khoa học đã tìm ra trong trái khổ qua có chứa 1 số Protein có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào.

Đã phát hiện 17 loại Acid amin thiết yếu và không thiết yếu.

Lipid: Chiếm khoảng 0,76% (theo trọng lượng khô) bao gồm các Lipid không phân cực, Glucolipid và Phospholipid.

Các sắc tố, chủ yếu là Lycopen, lượng Lycopen tăng dần theo độ chín của quả.

Các Vitamin và khoáng chất có lợi như: Vitamin B1 0,8mg, Vitamin B2 0,2mg, Vitamin PP 3.72mg, Vitamin E 18,7mg, β – caroten 0,56mg tính trên 100g trái mướp đắng. Các yếu tố vi lượng như Mg, Ca, Cu, Fe, Zn.

Một số Alcol bậc nhất và Aldehyl: Myrtenol, Hexanol, Benzylaleol…

Các chất trên còn được tìm thấy trong lá và hạt khổ qua nhưng hàm lượng khác nhau.

Dịch ép từ trái khổ qua có tác dụng hạ Glucose máu trên động vật thực nghiệm được gây bệnh đái tháo đường không phụ thuộc vào insuline và trên động vật thực nghiệm được gây bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào insuline lại không có tác dụng hạ đường huyết. Dịch ép từ trái khổ qua có tác dụng làm tăng đáng kể sự dung nạp Glucose ở 73% bệnh nhân đái tháo đường type 2. Ngoài tác dụng hạ đường huyết, mướp đắng còn có một số tác dụng dược lý khác như có hoạt tính chống ung thư đặc biệt là các tế bào Lympho ác tính, kìm khuẩn mạnh, ức chế bào tử nấm, hạt khổ qua còn có tác dụng diệt giun tròn.

Theo y học cổ truyền khổ qua có vị đắng (khổ) tính lạnh (hàn), quy Tâm, Can, Phế kinh có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, minh mục.

Ứng dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường

Người ta dùng trái khổ qua để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng nước ép và các món ăn chế biến từ nó.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần dùng 50ml nước ép khổ qua uống vào mỗi sáng lúc đói, có thể uống hỗn hợp nước ép khổ qua và nước ép Lý gai (Amla) với tỉ lệ 1:1. Bệnh nhân dùng duy trì liên tục trong 2 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Các món ăn bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả, dễ làm:

Khổ qua 100g, tuỵ lợn 1 cái, nấm hương 200g. Nấu thành canh, ăn 2-3 bữa/tuần. Dùng cho những người tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch.

khổ qua 100g, nấm hương 150g, đậu ván trắng (Bạch biển đậu) 200g. Nấu thành cháo. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Dùng cho những người tiểu đường, ăn uống kém, gầy sút. Có thể dùng hằng ngày thay cơm.

Khổ qua 150g, đậu phụ 200g, nấm hương 200g. Nấu thành canh. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid có hiệu quả tốt.

Khổ qua 100g, nấm hương 200g, mộc nhĩ 150g, thịt nạc (lợn hoặc ức gà) 200g. Nấu thành canh, ăn 2 - 4 bữa/tuần. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng huyết áp.

Khổ qua 150g, Hoài sơn 10g, Ý dĩ 15g, nấm hương 100g, thịt nạc 200g. Hầm lên ăn cùng cơm 2 – 3 lần/tuần. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, suy nhược cơ thể.

Khổ qua 1 quả to, nấm hương 50g, trứng gà 2 quả. Xào lên ăn cùng cơm. Dùng cho người bị bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, mẩn ngứa…

Chú ý: Trong các món canh, món hầm, khổ qua được cho vào sau, không nấu quá kỹ làm mất đi các Enzyme, các khoáng chất tự nhiên có tác dụng chữa bệnh trong trái Khổ qua.

Tiến sĩ – Lương Y: Phùng Tuấn Giang - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm