Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các món tráng miệng và đồ ngọt cho bệnh nhân tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn không bao giờ được ăn món tráng miệng nữa. Bằng việc thay đổi đơn giản và công thức nấu món tráng miệng thân thiện cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể đáp ứng sự thèm ngọt của bạn mà không sợ bị tăng đường huyết.

Một điều cần ghi nhớ là với người mắc bệnh tiểu đường, tổng lượng carbohydrate (carb) trong các bữa phải nhiều hơn tổng lượng đường, điều này đồng nghĩa với việc món tráng miệng vẫn có thể phù hợp nếu chế độ ăn uống được điều chỉnh phù hợp.

Dưới đây là một vài thông tin về món tráng miệng và một số đồ ngọt để bạn cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với chế độ ăn uống của người  đái tháo đường.

1. Sự hoán đổi món ăn để cân bằng lượng carbohydrates

Nếu bạn lựa chọn một món ngọt sau bữa ăn tối, bạn có xu hướng giảm bớt tinh bột trong bữa ăn để cho lượng carbs của bạn vẫn trong vòng kiểm soát. Nhưng hãy nhớ rằng, khi thay món khoai lang bằng bánh pho mát có thể giữ lượng carb của bạn ổn định, bạn sẽ bỏ lỡ các chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể mà khoai lang sẽ cung cấp. Nó không phải là một ý tưởng tốt để thưởng thức món tráng miệng mỗi đêm; thay vào đó, thưởng thức món tráng miệng trong chừng mực.

 


 

2.  Cắt giảm số lượng

Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo rằng hầu hết những người bị bệnh tiểu đường chỉ giữ ở mức 45-60 gram carbohydrate mỗi bữa ăn. Thật tiếc là một chiếc bánh cookie cỡ lớn mình nó có thể chứa 60 gram carbs. Chính vì vậy hãy chọn một phần nhỏ hơn, và bạn vẫn có thể thưởng thức một cảm giác ngọt ngào mà không làm carbohydrates bị tăng.

3. Hoa quả và bệnh tiểu đường

Trái cây là một trong những món tráng miệng tốt nhất cho người bị tiểu đường. Nó không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất, mà còn chứa chất xơ. Chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể giảm cholesterol.

Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy khi người bị tiểu đường tiêu thụ 50 gram chất xơ mỗi ngày, họ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với những người trong một ngày chỉ tiêu thụ 24 gram.

Táo, cam và lê là những loại quả có một nửa chất xơ ở dạng hòa tan. Cố gắng ăn ít nhất 25-30 gram tổng chất xơ mỗi ngày.

 


 

4. Sô cô la và bệnh tiểu đường

Đây là tin tốt cho những người bị bệnh tiểu đường: Ăn sô cô la thực sự có thể cải thiện phản ứng insulin và kiểm soát đường huyết vì sự hiện diện của flavanol - hợp chất bảo vệ tìm thấy trong ca cao.

Vấn đề là hầu hết sô cô la chúng ta ăn chỉ chứa một lượng nhỏ flavanol và được trộn thêm đường.

Bạn vẫn có thể ăn sô cô la, nhưng tăng flavanol bằng cách chọn sô cô la đen thay cho sô cô la sữa hoặc sô cô la trắng.

5. Món tráng miệng có gelatin và bệnh tiểu đường

Ngoài các món tráng miệng truyền thống - ví dụ như món thạch. Thạch có chứa khoảng 20 gram đường, nhưng loại thạch không đường có thể là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường muốn có chút vị mát giòn tráng miệng sau bữa tối.

Thạch không đường có lượng carbohydrate thấp và là lựa chọn tốt nhất để hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có gelatin.

 

6. Kem và bệnh tiểu đường

Kem là món ăn xa sỉ đối với người mắc bệnh tiểu đường bởi một cốc kem vani cung cấp khoảng 30 gram carbohydrate.

Gợi ý cho bạn là hãy giảm cơn thèm món tráng miệng mát lạnh quyến rũ đó bằng món sữa chua đông lạnh vì chúng thường có ít chất béo và ít đường hơn.

Một hũ sữa chua dâu lạnh chỉ chứa 22 gram carbohydrate và còn cung cấp 3 gram protein và 4 gram chất xơ, cũng như 28 phần trăm nhu cầu vitamin C hàng ngày.

Khuê Vũ

 
Khuê Vũ - Theo Sức khỏe & Đời sống/ Lainey Jounkin, M.S, R.D eatingwell
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm