Ngay cả khi lượng đường trong máu cao vào buổi sáng, không nên bỏ qua bữa điểm tâm- Theo Reader’s digest- Mỹ.
Nghiên cứu cho thấy bắt đầu ngày mới với dạ dày trống rỗng làm tăng nguy cơ béo phì và đề kháng insulin. Dùng bữa sáng giúp kiểm soát tốt carbohydrate trong cả ngày.
Cách tốt nhất là ăn điểm tâm vào mỗi buổi sáng vào cùng một thời điểm, điều này giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
2.Trái cây và các hạt
Ngũ cốc là thực phẩm giàu chất xơ. Có thể dùng nửa tách trái cây tươi như dâu tây, việt quất, nếu được thêm 1-2 muỗng cà phê hạt lanh- đây loại thực phẩm giàu protein, chất xơ và omega-3.
3.Bột yến mạch
Một trong những thức ăn cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường là bột yến mạch, có chứa nhiều chất xơ và giúp giữ đường máu ở mức thấp.
4.Sữa và sữa chua
Theo nghiên cứu Reader’s digest thì canxi và vitamin D có trong kem sữa giúp chuyển hóa tốt, giảm cholesterol và tăng canxi. Đối sữa chua chú ý không nên dùng sữa chua có trái cây vì quá ngọt.Uống sữa cũng giúp kiểm soát cân nặng.
5.Thêm « gia vị » vào thức uống.
Một mẹo khác giúp giảm lượng đường máu là thêm quế vào tách trà hoặc ngâm trực tiếp vào nước nóng. Nếu bạn uống cà phê thì hãy thêm nửa thìa cà phê quế bột vào trong cà phê của bạn trước khi pha chế.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?