Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách sơ cứu gãy xương

Trong cuộc sống hằng ngày, khi sinh hoạt, lao động, chơi thể thao, nếu chúng ta sơ ý sẽ phải gặp những tai nạn không đáng có. Và một trong những tai nạn thường gặp nhất là gãy xương. Chắc chắn khi đó bạn phải tới bệnh viện nhưng trước khi tới bác sĩ chăm sóc, bệnh nhân cần phải được sơ cứu trước.

Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.

Cách sơ cứu gãy xương 1

Diễn tập sơ cứu người bị tai nạn.

Gãy đốt sống cổ

Chấn thương cột sống cổ thường hay gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và để lại hậu quả nặng nề cho bản thân và gia đình như liệt, tử vong.

Cách xử trí: Không được để nạn nhân cố vận động mà phải đỡ đầu và cổ nạn nhân cho đến khi cán bộ y tế đến cấp cứu. Giải phóng bệnh nhân khỏi các vật cản như mũ, xe. Trong khi chờ xe cứu thương, việc nên làm là nới rộng cổ áo và lót một vòng đệm cổ. Có thể tự chế vòng đệm cổ bằng cách gấp 1 tờ báo lại với bề rộng khoảng 10cm. Sau đó dùng băng tam giác gói lại hoặc nhét tờ báo đã gấp lại đó vào trong một chiếc tất dài, đặt phần giữa của vòng đệm cổ vào phía trước của cổ ngay phía dưới cằm, xé quần áo nạn nhân quấn xung quanh cho êm, tạo thành một mảng nẹp. Quấn vòng đệm quanh cổ nạn nhân và buộc nút ở phía trước của cổ. Khi quấn phải bảo đảm chắc chắn rằng vòng đệm cổ không gây cản trở đường thở. Khi vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế phải cho nạn nhân nằm, tuyệt đối không được ngồi.

Gãy xương sống (gãy cột sống)

Xương sống nâng đỡ sức nặng các phần ở bên trên cơ thể là đầu, mình và hai tay. Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cùng lưng, trong đó có các tế bào thần kinh, các bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Xương sống khớp với hộp xương sọ, xương sườn, đĩa hông và là nơi bám của các cơ lưng.

Cách xử trí: Để nạn nhân nằm yên, gấp vải, chăn để dọc sát 2 bên thân. Đỡ vai và khung chậu của nạn nhân đặt đệm mềm vào giữa 2 chân. Buộc băng hình số 8 ở quanh cổ chân và bàn chân, buộc các dải băng to ở đầu gối và đùi. Khi đưa nạn nhân tới cơ sở y tế, phải đặt nạn nhân nằm cố định trên đệm cứng với tư thế duỗi thẳng trên một mặt phẳng, vì vậy cần nhiều người nâng đỡ.

Gãy khung chậu

Khung chậu có hình thể như 1 cái chậu thắt ở giữa gồm 2 xương chậu, xương cùng và xương cụt. Vì xương chậu là xương xốp nên khi gãy gây chảy máu nhiều, dễ bị sốc, hay tổn thương đến nội tạng và gây nhiều tai biến, có thể dẫn tới tử vong.

Cách xử trí: Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, dùng gối, chăn, màn mỏng kê ở dưới gối. Buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu, băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân và băng 1 băng rộng bản ở đầu gối. Khuyên nạn nhân bất động, giảm đau, chống sốc và  vận chuyển người bệnh nhẹ nhàng trên ván cứng về cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Chấn thương cột sống lưng - thắt lưng

Đây là đoạn cột sống hay bị chấn thương nhất. Khi bị chấn thương, các đốt sống có thể bị gãy, các dây chằng đĩa đệm bị rách, đứt và vỡ. Chấn thương vùng thắt lưng có thể phối hợp với các thương tổn trong ổ bụng như chảy máu trong ổ bụng, vỡ ruột hoặc các nội tạng rỗng, tổn thương niệu quản, bàng quang, gan, lách.

Cách xử trí: Đặt nạn nhân lên một tấm ván cứng có chiều dài bằng cơ thể. Trong khi nâng nạn nhân lên cáng, cố gắng đừng để cột sống bị xoắn và gấp góc. Dùng vải buộc 2 chân bệnh nhân với nhau, buộc thân người và cố định đầu bệnh nhân vào cáng. Khi vận chuyển tới cơ sở y tế, không để bệnh nhân bị dịch chuyển, người bị nghiêng.

Nguyên tắc cơ bản để xử trí gãy xương là cầm máu (nếu chảy máu), bất động và kịp thời giảm đau tránh sốc. Có như vậy mới giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm như sốc do mất máu, liệt tứ chi, hoại tử chi do xương gãy chèn ép tủy. Trong quá trình vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện, người bệnh cần phải được dùng thuốc giảm đau, truyền dịch, thở ôxy nếu thấy máu chảy nhiều, có dấu hiệu sốc. Tóm lại, việc nhận biết và sơ cứu gãy xương ban đầu rất quan trọng và cần xử lý sớm để tránh những biến chứng, tử vong không đáng có. Vì vậy, hãy tới bệnh viện ngay sau khi bạn bị ngã mà có dấu hiệu gãy xương.

Bs. Nguyễn Thanh Xuân - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm