Sai khớp xảy ra phần lớn ở tuổi lao động, thường gặp ở khớp động. Sai khớp là tình trạng mất liên quan giải phẫu bình thường giữa mặt các khớp. Nguyên nhân dẫn đến sai khớp là do tác động trực tiếp sau chấn thương, đôi khi do bẩm sinh hoặc bệnh lý.
Các dấu hiệu nhận biết sai khớp:
- Đau do tổn thương rách bao khớp.
- Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.
- Hõm khớp bị rỗng, đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp. Nhưng không phải khớp nào cũng có triệu chứng này mà chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu bệnh nhân đến điều trị muộn thì khó có thể nhận thấy do chỗ đau bị sưng phù nhiều.
Cố định bàn chân khi bị sai khớp.
- Biến dạng toàn chi: nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay luôn biến dạng và không thể khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng, tư thế chi trở nên ngắn, gối xoay vào trong, bàn chân bên có khớp sai gác sang cổ chân bên lành.
- Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
- Cử động đàn hồi còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ có trong sai khớp do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó chặt trong khối cơ gân và dây chằng. Dù cố ý kéo hay đẩy để đưa khớp về vị trí bình thường nhưng khớp vẫn bật trở lại tư thế sai
- Bên cạnh các dấu hiệu điển hình trên, sai khớp còn có những dấu hiệu biến dạng đặc biệt sau: Dấu hiệu gù vai (vai vuông góc ) thường thấy ở sai khớp vai; dấu hiệu nhát rìu thấy ở trường hợp sai khớp khuỷu ra sau (do mỏm khuỷu trồi ra sau cùng với tư thế của cánh tay tạo ra một chỗ hõm vào trong như gốc cây bị rìu chặt dở dang); dấu hiệu phím đàn dương cầm thấy trong sai khớp cùng vai - đòn.
Sơ cứu nhanh khi bị sai khớp:
+ Không di chuyển để tránh lực tác động lên vết thương, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh, nên ngồi im tại chỗ để mọi người sơ cứu giúp bạn.
+ Cố định khớp: Dùng vải hoặc áo (trường hợp khẩn cấp mà không có vải) băng cố định khớp để tránh làm vết thương bị động trong quá trình đưa vào bệnh viện.
+ Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để giảm sưng nề, có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu, vì có thể làm tình trạng xấu đi.
+ Sau đó, nhờ bạn bè đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.
Có rất nhiều cách để ngăn ngừa khô da và giữ cho làn da của chúng ta được dưỡng ẩm và khỏe mạnh. Cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Đây là những gì bạn cần biết về châm cứu cũng như những lợi ích, rủi ro và nghiên cứu đằng sau việc sử dụng liệu pháp châm cứu trong thai kỳ.
Không phải cứ sinh con to là tốt. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Bài viết này giúp bạn biết được những lợi ích của việc đi lùi trên máy chạy bộ trong vật lý trị liệu cũng như hướng dẫn cho bạn cách đi lùi trên máy chạy bộ một cách an toàn.
Mùa cảm lạnh và cúm đang bắt đầu ập đến, và chúng ta dường như không thể thoát khỏi những cơn ho và hắt hơi. Nhưng tại sao chúng ta dễ bị cảm cúm và nhiễm trùng hơn trong những tháng lạnh? Hầu hết chúng ta đều bị cảm lạnh ít nhất hai lần mỗi năm, tại sao lại vậy?
Ngoài cà phê, bia rượu thì các loại nước ngọt, nước trái cây, nước có gas... cũng là sở thích của rất nhiều chàng trai. Tuy nhiên ngoài các nguy cơ sức khỏe như tiểu đường, tim mạch,... thì nước ngọt còn có thể khiến chúng ta rụng tóc. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Khi các bữa tiệc, giao lưu và gặp gỡ diễn ra thường xuyên hơn rất nhiều và những tình huống đó đôi khi có thể dẫn đến phát sinh quan hệ tình dục. Đảm bảo tình dục an toàn là một phần trong đời sống tình dục của bạn nhất là trong dịp Tết, giúp cho bản thân bạn và những người xung quanh khỏe mạnh.
Ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, tăng cân và đái tháo đường. Cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng huyết áp và giấc ngủ trong bài viết dưới đây: