Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải phòng và trị loãng xương sớm, vì sao?

Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm mà không có triệu chứng, tuy nhiên, với người tuổi càng cao...

Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm mà không có triệu chứng, tuy nhiên, với người tuổi càng cao, đặc biệt với phụ nữ cần đến tư vấn bác sĩ khi có các biểu hiện mãn kinh sớm hoặc có cha mẹ bị gãy xương khớp háng do loãng xương. Chính vì thế, việc dự phòng các yếu tố nguy cơ gây loãng xương sớm là rất quan trọng để ngừa hậu quả sau này.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố không thể thay đổi

Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương nhiều hơn nam giới. Tuổi: tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng tăng. Chủng tộc: người da trắng và người châu Á có nguy cơ loãng xương cao hơn các chủng tộc khác. Tiền sử gia đình: người có cha mẹ bị gãy xương do loãng xương có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những gia đình khác. Khung cơ thể: người có khung xương nhỏ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với người cao lớn.

Tập luyện thường xuyên giúp giảm nguy cơ loãng và gãy xương. Ảnh: TM

Nồng độ hormon: loãng xương có thể xảy ra ở người bệnh có quá nhiều hoặc quá ít một số loại hormon. Chẳng hạn như hormon giới tính, sự giảm nồng độ hormon estrogen khi mãn kinh là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến loãng xương ở phụ nữ, hay ở một số trường hợp khác như khi phụ nữ điều trị một số bệnh lý ung thư cũng có thể làm giảm lượng hormon estrogen. Nam giới có sự giảm nồng độ hormon testosteron theo tuổi. Giảm nồng độ hormon testosteron ở nam giới còn có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến.

Tình trạng tuyến giáp: tăng hormon tuyến giáp làm tăng nguy cơ hủy xương. Tăng hormon tuyến giáp có thể xảy ra ở người bệnh bị cường giáp hoặc uống quá liều hormon tuyến giáp khi điều trị bệnh lý suy giáp.

Các tuyến khác: loãng xương còn liên quan đến các bệnh lý cường hoạt động của tuyến cận giáp và tuyến thượng thận.

Chế độ ăn: loãng xương có thể xảy ra ở những đối tượng có chế độ ăn ít canxi, chế độ ăn không cung cấp đủ canxi trong một thời gian dài dẫn đến loãng xương.

Rối loạn ăn uống: người mắc phải chứng biếng ăn có nguy cơ cao bị loãng xương. Lượng thức ăn cung cấp không đủ dẫn đến thiếu năng lượng, protein và canxi. Những trường hợp này hay gặp ở những phụ nữ bị chứng biếng ăn có thể mãn kinh sớm và nam giới bị chứng biếng ăn có thể làm giảm nồng độ hormon sinh dục.

Sau phẫu thuật đường tiêu hóa: sau phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc phẫu thuật nối tắt dạ dày - ruột làm giảm diện tích bề mặt ruột có thể hấp thụ chất dinh dưỡng bao gồm cả canxi, đây cũng là những đối tượng có nguy cơ bị loãng xương.

Thuốc steroid và các thuốc khác: sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo xương. Ngoài ra, loãng xương còn có thể xảy ra khi dùng các thuốc điều trị bệnh co giật, trào ngược dạ dày, ung thư và chống thải ghép.

Lối sống: lối sống ít vận động làm cho con người có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nhiều lần những người thích vận động.

Lạm dụng rượu: làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở người trưởng thành.

Hút thuốc lá: mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ loãng xương còn chưa thực sự rõ ràng nhưng có những bằng chứng cho thấy hút thuốc lá làm cho xương trở nên yếu đi.

Biến chứng của loãng xương

Gãy xương, đặc biệt là gãy xương cột sống và gãy xương khớp háng là những biến chứng quan trọng nhất của loãng xương. Gãy xương khớp háng thường là hậu quả sau ngã, có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí là tử vong sau mổ, đặc biệt ở những người già.

Trong một số trường hợp có thể bị gãy xương cột sống mặc dù không bị chấn thương. Thân đốt sống bị yếu do loãng xương có thể dẫn đến lún xẹp thân đốt sống, gây đau, gù, biến dạng cột sống.

Phòng bệnh

3 yếu tố cần thiết giúp cho khung xương khỏe mạnh bao gồm:

Cung cấp đủ lượng canxi mỗi ngày: Qua nguồn thức ăn cung cấp nhiều canxi bao gồm: sữa và các sản phẩm sữa chứa ít chất béo, rau xanh, hải sản, các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc và hoa quả tươi. Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn giàu vi chất hàng ngày thì cần uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ vì uống quá nhiều canxi trong một thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi và gây nên sỏi thận.

Cung cấp đủ lượng vitamin D mỗi ngày: vitamin D rất cần thiết cho khả năng hấp thụ canxi. Nên khởi đầu bằng cách cung cấp 600-800 đơn vị vitamin D mỗi ngày bằng cách cung cấp qua thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.

Tập luyện: tập luyện mỗi ngày giúp bạn có khung xương chắc khỏe và cơ thể khỏe mạnh. Tập luyện nên phối hợp các bài tập sức cơ và các bài tập có tì đè. Các bài tập sức cơ sẽ làm tăng sức mạnh của cơ và xương. Có thể tập từng nhóm cơ - xương của chi thể. Các bài tập có tì đè - ví dụ: đi bộ, chạy bộ, leo núi, trượt tuyết và các môn thể thao có đối kháng làm tăng sức mạnh cơ xương.

BS. Đỗ Minh (Bệnh viện Việt Đức) - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm