Bài 1: Gạo lứt 100g, ý dĩ nhân 100g. Cách làm: Vo sạch gạo lứt, ngâm nước hơn 2 giờ. Đãi sạch ý dĩ nhân, để ráo. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo và ý dĩ nở chín nhừ là được. Dùng vào bữa sáng và bữa tối. Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ, thông kinh lạc. Dùng tốt cho người bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Bài 2: Đậu đỏ 50g, tỏi sống 20g, gạo lứt 100g. Cách làm: Gạo lức, đậu đỏ vo sạch, ngâm nước cho mềm. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo lứt và đậu đỏ nở chín nhừ, thêm tỏi đã đập giập vào, nấu sôi lại là được. Dùng ăn nóng khi đói bụng. Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau nhức. Dùng tốt cho người bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Bài 3: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Cách làm: Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, ăn ngày 1 lần, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.
Bài 4: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Cách làm: Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng; nấu đậu xanh và ý dĩ nhân cho nhừ, sau thêm bách hợp nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, chia ăn sáng và tối. Dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ, đau nhiều do thoái hoá khớp gối.
Bài 5: Lá lốt 50g, thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 5g, lá ngải cứu, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ, thêm nước nấu sôi thì cho thịt vào, nấu thành canh, cho thêm vài lát gừng và lá ngải cứu xắt nhỏ, khuấy đều là được. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. Công dụng: Làm ấm cơ thể, giảm đau nhức. Dùng tốt cho người bị đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.
Bài 6: Khoai sọ 60g, xương chân hoặc xương sống lợn 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch; xương lợn chặt thành đoạn ngắn, ướp gia vị. Ninh xương nhừ, sau đó cho khoai sọ vào đun chín mềm, ăn ngày 2 lần. Công dụng: Khu phong, trừ thấp, giảm đau, dùng cho các trường hợp đau nhức tay chân, nổi ban dị ứng.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?