Ông George Ohsawa - nhà triết học, dinh dưỡng học quan niệm điều trị ung thư theo tính Âm-Dương của thức ăn.
Khi ý tưởng đối đầu thực tế: phương pháp thực dưỡng có vai trò gì trong việc phân loại ung thư theo thuyết âm dương
Gần đây người có nhận một cuộc điện thoại từ một khách hàng tiềm năng. Anh ta phàn nàn rằng: “Tôi rất hoang mang về phương pháp thực dưỡng (thực dưỡng: phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống – ND) này, tôi không chắc là tôi bị ung thư kiểu gì. Tóm lại là nếu tôi bị ung thư theo trạng thái âm thì tôi có thể ăn thịt vì thịt sẽ cung cấp năng lượng dương phải không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Để dễ hiểu, hãy cùng tìm hiểu ngọn nguồn của thuyết Âm-Dương này.
George Ohsawa, một trong những trí tuệ lỗi lạc nghiên cứu cả triết học và dinh dưỡng học, là người đầu tiên nhìn nhận ung thư từ bản chất. Dựa trên thực thế là các thế bào ung thư có khả năng nhân rộng, phát triển mạnh mẽ, ông đã gọi nó là trạng thái “âm”. Ohsawa cho rằng nền tảng của chế độ ăn uống nhằm điều trị ung thư nằm ở việc tránh các loại thực phẩm mang tính âm và hướng tới những loại thực phẩm mang tính dương trong việc lựa chọn món ăn cũng như cách chế biến.
Michio Kushi, học trò của ông Ohsawa, đã phát triển một học thuyết khác vào đầu những năm 70. Cụ thể, Michio cho rằng ung thư được chia làm hai loại: dương tính và âm tính. Có nghĩa là, có những căn bệnh ung thư nhất định bắt nguồn từ việc ăn quá nhiều thức ăn mang tính âm hoặc ngược lại, quá nhiều thức ăn mang tính dương. Sự khác biệt này cũng giúp phân loại ung thư dựa trên những bộ phận cụ thể trên cơ thể, sự ảnh hưởng tới các bộ phận cũng như tốc độ phát triển.
Theo ý kiến của tác giả thì thuật ngữ Âm và Dương - trong bộ óc lỗi lạc của Kushi - là một thứ tri thức cổ xưa không dễ gì để có thể thấu hiểu. Chúng là những khái niệm bí ẩn vô cùng dễ nhầm lẫn. Sử dụng danh pháp cổ điển của Trung Hoa như Âm và Dương để tham khảo có thể sẽ xa lạ với nhiều người, đặc biệt nếu họ không quen với triết học phương Đông.
Một vấn đề kinh điển nhưng cực kỳ khó để đi tới tận nguồn gốc rễ - kể cả với chính bản thân những sinh viên theo ngành Thực dưỡng học - là tính năng động của hai thái cực Âm – Dương và cách chúng tồn tại vừa đối kháng vừa thống nhất với nhau.
Đó không phải là triết học tuyến tính nơi ta có thể đơn giản gọi cái này là âm hay cái kia là dương. Đây là một trong những sai lầm thiếu sót nhất của những người tôn thờ thuyết Thực dưỡng khi trò chuyện. “Cái này âm quá,” hay “Tôi thấy hơi dương dương ông ạ…” Tổ hợp nhiều tầng nghĩa không thể được truyền tải theo kiểu suy luận như vậy.
Ohsawa cho rằng nền tảng của chế độ ăn uống nhằm điều trị ung thư nằm ở việc tránh các loại thực phẩm mang tính âm và hướng tới những loại thực phẩm mang tính dương
Người viết hoài nghi rằng một trong những lý do mà Kushi phân loại cụ thể ung thư thành hai nhóm âm và dương là để cho chúng ta thấy những sự trái ngược riêng dẫn tới sự khác nhau giữa nhóm ung thư này và nhóm kia. Đạm động vật quá dư thừa thường tự biểu lộ trong những cơ quan ở phần hạ thể (chẳng hạn như trong tuyến tiền liệt), trong khi đường quá dư thừa lại có trong những cơ quan ở phía bên trên (chẳng hạn như ngực, họng và não).
Từ cách tiếp cận này, mọi chuyện trở nên minh bạch hơn rất nhiều: chế độ ăn uống dư thừa quá mức có thể là một trong những nguyên nhân gây ra một chứng ung thư cụ thể, nhưng trong thực tế, cả hai sự đối nghịch đều góp phần làm thoái hóa một cách có hệ thống, làm suy yếu chức năng miễn dịch, suy giảm đặc trưng dinh dưỡng và tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Và như thế, việc lựa chọn thực đơn dinh dưỡng hầu như không có sự khác biệt: đầu tiên là lựa chọn đa dạng các loại ngũ cốc, rau củ và các loại hạt. Một lượng nhỏ cá, dầu ăn và trái cây cũng nên được đưa vào dựa trên nhu cầu cá nhân – với nhiệm vụ duy trì cân nặng của cơ thể và được coi như nhóm thực phẩm phụ trợ chứ không phải nhóm thực phẩm chính.
Người viết đã từng được nghe những người mắc bệnh ung thư thực hiện Thực dưỡng cứ thao thao bất tuyệt về sự nguy hiểm của trái cây, nhưng vẫn ngồi đó với một đĩa đầy những thức ăn và nhồi nhét cho tới khi họ không thể di chuyển được nữa.
Hãy nhớ lại câu châm ngôn của Ohsawa: “Số lượng thay đổi chất lượng”. Quá nhiều thực phẩm tốt lại gây phản tác dụng trong việc chữa trị. Chúng ta cần những lượng thức ăn vừa phải mỗi ngày và ăn một cách thường xuyên để cho cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn. Hay nói cách khác, một chút trái cây có thể làm thỏa mãn cơn hảo ngọt, tạo điều kiện cho gan lọc tốt hơn cũng như giúp tiêu hóa một lượng thức ăn lớn.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi Ohsawa muốn đạt được bước tiến mới bằng cách đơn giản hóa hệ thống phân loại này. Ông đã thay đổi một vài định nghĩa về âm và dương mà y học cổ đại Trung Hoa đã sử dụng hàng ngàn năm trong những tài liệu cổ.
Thuyết Âm - Dương vẫn còn quá khó hiểu với nhiều người, đặc biệt là ở phương Tây.
Vì lẽ đó nên bây giờ đã xuất hiện một nhóm những người hiện đại sử dụng hệ thống tiếng Trung cổ đại để phân loại những hiện tượng, nhưng lại tạo ra những luật lệ của riêng mình dựa trên những quan điểm triết học cá nhân. Đối với những y sĩ Đông y cổ truyền thì việc này đã làm giảm giá trị của thuyết thực dưỡng, còn đối với công chúng, mọi chuyện trở nên rối rắm và bất minh lạ kỳ. Bản thân người viết cũng không thấy được bất kì tính thực tế nào trong đó.
Quan sát cuộc sống với một quan điểm khách quan sẽ giúp con người trải nghiệm được sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau: nóng và lạnh, sáng và tối, sự nở ra và co lại, mặt sau và mặt trước, lực ly tâm và lực hướng tâm, sự ưa khí và kị khí, mạnh và yếu, tính chua và tính kiềm,… Về mặt vật lý, cũng như điện từ học, thì có những quy luật tự nhiên chi phối sự đối nghịch này: giống nhau thì sẽ đẩy nhau ra xa, còn khác nhau thì sẽ hút nhau lại.
Chẳng ai nghi ngờ về việc có những sự đối nghịch tồn tại và có những quy luật tự nhiên điều khiển chúng. Tuy nhiên, chúng ta có thể miêu tả chúng một cách dễ dàng hơn, chẳng hạn như sự nở ra và co lại, tính chua và tính kiềm – bất kì thuật ngữ tiếng Anh bao hàm những xu hướng này cũng đều miêu tả điều đó.
Hiện nay, khi chúng ta đang sống trong một nền văn hóa luôn biến đổi, chúng ta nên duy trì những khái niệm rõ ràng bởi một thứ ngôn ngữ quen thuộc. Phần lớn các thứ ngôn ngữ đều chứa đựng những từ mượn tiếng nước ngoài, nhưng sử dụng những cụm từ mang nhiều nghĩa từ một ngôn ngữ khác thì không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tốt.
Nội lực và cơ lực thực tế
Đây là hiện tượng mâu thuẫn giữa y học phương tây và các nhánh y học khác, cụ thể ở đây là thuyết thực dưỡng. Rất nhiều lý thuyết thực dưỡng được gây dựng nhờ vào niềm tin về sự tồn tại của nội lực, trong khi y học hiện đại chỉ rút ra kết luận dựa trên những gì đã quan sát được theo quy luật tự nhiên.
Vẫn có rất nhiều nhà khoa học đem lòng hoài nghi về thuật châm cứu bởi họ không thể chấp nhận được rằng năm nghìn năm trước những người Trung Hoa cổ đại đã vạch ra được phác đồ năng lượng chạy trong cơ thể, liên quan tới các hệ cơ quan khác nhau và có thể hoặc là được tác động thông qua những huyệt đạo bằng cách sử dụng kim, nhiệt hoặc xoa bóp. Chúng ta biết phương pháp này thường có kết quả, nhưng, nhìn từ góc độ vật lý, chúng ta vẫn phải đặt câu hỏi.
Khi bạn thường xuyên theo dõi về thuyết thực dưỡng, bạn sẽ thấy liên quan nhiều tới nội lực, trong số đó phần nhiều là được xây dựng dựa trên nền tảng triết học. Những bác sĩ Tây y có lẽ sẽ không mấy tán thành luồng tư tưởng này – thật lố bịch khi đưa ra kết luận mà không dựa trên thực tiễn.
Phương pháp thực dưỡng vẫn đang chờ sự công nhận của Y học và công chúng.
Nếu những tín đồ của chủ nghĩa Thực dưỡng muốn có được sự công nhận của công chúng cũng như Y học hiện đại (điều mà họ luôn thèm khát) thì họ cần phải tìm ra phương pháp phổ cập những tri thức của họ một cách đơn giản, dễ hiểu, đủ sức thuyết phục chứ không phải chỉ đựa trên nền tảng triết học. Để làm được điều đó, tốt nhất hãy đem đến những bản báo cáo có tính khoa học hoặc những lời phản hồi đáng tin!
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.