Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một cái nhìn khác về ung thư (Phần I): Bộ mặt thật của hóa trị

Về cơ bản, nguyên tắc điều trị ung thư của hóa trị liệu là sử dụng những hóa chất nhằm can thiệp vào quá trình phân chia tế bào. Bằng cách tấn công các dưỡng chất protein hoặc đánh thẳng vào DNA của những tế bào ung thư, hóa trị ép các tế bào này tự phân hủy dưới hình thức chết rụng tế bào.

Trên các phương tiện thông tin truyền thông, thỉnh thoảng sẽ có những trường hợp người nổi tiếng xuất hiện thông báo đã mắc phải một chứng ung thư nào đó. Họ nói rằng sẽ tiến hành hóa trị liệu và biến mất trong vài tháng sau đó.

Đến khi trở lại, họ lành lặn hoàn toàn và hồ hởi tuyên bố: “Thật quá kỳ diệu, khối u đã biến mất! Tôi bình phục rồi!” Giới truyền thông sẽ nhào vào với những dòng tít, đại loại như: “Diễn viên X kiên cường chiếu đấu (và chiến thắng) bệnh ung thư.” 

Trên thực tế, dù hơi phũ phàng nhưng những điều như vậy chưa phản ánh đúng sự thật của cuộc chiến chống lại ung thư.

Chính xác thì mọi chuyện bắt đầu từ sự ngộ nhận của giới truyền thông, hoặc tính cả tin của con người. Hãy tưởng tượng, bạn chấp nhận rót hóa chất vào cơ thể với hy vọng những hóa chất này sẽ có thể khử đi những tế bào ung thư quái ác – điều này có khác mấy so với tự sát đâu?

Các bác sĩ luôn động viên và đưa ra những lí lẽ thuyết phục, nhưng trên thực tế, nếu bạn được tiếp xúc với các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng nói thật - họ sẽ thành thật chia sẻ với bạn một điều chấn động: Giả sử như họ bị chẩn đoán ung thư, những người trong nghề sẽ không bao giờ dùng tới hóa trị liệu.

Trong nhiều trường hợp hóa trị thành công thì chỉ vỏn vẹn khoảng 6 tháng đến 1 năm sau đó, những tế bào ung thư sẽ lại “ghé thăm". Thậm chí, có phần còn nguy hiểm hơn trước.

Hãy chấp nhận một sự thật đau lòng rằng những tế bào ung thư sẽ không đơn giản là "biến mất hoàn toàn" khỏi cơ thể bạn. Đấy là điều hoàn toàn dễ hiểu: Khi bạn “bơm” hóa chất vào cơ thể, đành rằng chúng có thể tiêu diệt những tế bào ung thư nhưng mặt khác, chính những hóa chất đó lại làm tiêu giảm khả năng miễn dịch của bạn.

Đến một ngưỡng nào đó cơ thể không còn có thể chống đỡ nữa, ung thư sẽ quay trở lại. 

Bạn tưởng rằng khối u biến mất có nghĩa rằng mình đã thoát khỏi ung thư? Mọi chuyện không đơn giản là như vậy, bởi bạn khỏi bệnh khi và chỉ khi không có bất cứ dấu hiệu nào của một cơn tái phát trong vòng 5 năm sau khi điều trị.

Thế nhưng, buồn thay là xã hội vẫn hiểu sai vấn đề và tuyên truyền sự sai lầm đó hàng ngày…
    
Khối u đi rồi, nhưng mầm bệnh thì sao?


Tế bào thường và tế bào ung thư (Ảnh: celldiagram)

Trong một số trường hợp hiếm hoi, hóa trị ngắn hạn có thể đem lại dấu hiệu tích cực trong việc kiềm hãm những khối u ác tính. Nhưng nhìn chung, hóa trị thường phá hủy số lượng tế bào khỏe mạnh lớn nỗi khó có thể coi nó là một phương pháp điều trị.

Khi bạn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, các bác sĩ sẽ thuyết phục vẫn còn cơ hội cứu chữa nếu sử dụng hóa trị, và đủ những thứ khó hiểu như “tỷ lệ phản ứng”, “khối u tiêu giảm”…. Vấn đề ở đây là mọi người thường quá lo lắng về vấn đề trước mắt là làm sao tiêu biến được khối u, chứ ít ai đủ tỉnh táo để nhìn xa hơn cho tương lai của người bệnh. Nói một cách đơn giản, khối u đã biến mất, nhưng mầm bệnh vẫn còn ở đó. 

Sự hiểu lầm đáng buồn về hóa trị dẫn tới những hy vọng hão huyền và thậm chí là đánh giá thấp những tác hại mà hóa trị mang lại. Thực sự mà nói thì hóa trị cũng như việc lấy dao mổ trâu giết gà vậy. 

Tiến sĩ Ralph là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực điều trị ung thư. Trong cuốn sách viết về hóa trị liệu của mình, Ross cho rằng hóa trị thực ra chỉ có tác dụng ngắn hạn để điều trị các trường hợp: Bệnh bạch cầu cấp do tủy xương; Ung thư hạch; Ung thư tinh hoàn và một số bệnh ung thư hiếm khác như Ung thư nhau thai, U nguyên bào thận hay Ung thư nguyên bào võng mạc.

Tuy nhiên những bệnh án kể trên chỉ chiếm khoảng 3-6% tổng số các ca ung thư. Có nghĩa là có tới 94-97% các trường hợp mà hóa trị gần như vô dụng.

Những trường hợp ung thư phổ biến như ung thư vú hay ung thư ruột kết đều trơ lỳ trước hóa trị. Những tiến bộ trong hóa trị liệu được sử dụng mới đây cũng chỉ giúp phương án này kềm tỏa được một phần của ung thư buồng trứng và ung thư phổi cấp độ nhẹ.

28 ngày có phải thước đo chuẩn?


Lỗi trong phân chia tế bào sẽ gây ra khối ung thư (Ảnh: Cancer.ca)

FDA định nghĩa phương pháp chữa ung thư được coi là có tác dụng khi và chỉ khi phương pháp đó khiến khối u thuyên giảm từ 50% trở lên trong vòng 28 ngày. Nhưng sự thực thì trong đại đa số các trường hợp, chẳng có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc “khối u thuyên giảm từ 50% trở lên trong vòng 28 ngày” và “phương pháp chữa ung thư” cả.

Bạn bơm thuốc vào cơ thể với hy vọng sẽ khỏe khoắn trở lại? Theo nhiều bằng chứng, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ung thư là một loại bệnh gây rối loạn hệ thống, có nghĩa là nó sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể của bạn; thậm chí là gây tổn thương cả về mặt tâm lý.

Ung thư có thể được phát hiện ở một số bộ phận nhất định trên cơ thể, nhưng hậu họa tiềm tàng của nó thì khó lòng đong đếm hết. Bộ phận bị nhiễm ung thư sẽ bị làm suy yếu và gần như không thể trở lại trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn

Khoảng 96% những người mắc bệnh ung thư điều trị bằng hóa trị liệu đã bị tái phát trong vòng 5 năm. Ung thư phát triển như một thứ sinh vật sống trong môi trường ẩm, tối, có tính axit. Ung thư được nuôi dưỡng bằng glucozo và tiết ra axit lactic. Cơ thể con người lại chuyển hóa axit lactic thành glucozo để nuôi sống tế bào ung thư, dẫn tới một vòng tuần hoàn chết hay còn gọi là bản chất của ung thư.

Vì đặc tính ung thư chỉ phát triển trong môi trường axit và thiếu oxy nên nền tảng để chữa trị là phải tạo ra môi trường kiềm bằng cách cắt giảm những loại thực phẩm chứa axit; cung cấp nồng độ oxy cao cho các mô tế bào.

Biện pháp trực tiếp nhất chính là cắt bỏ hoàn toàn nguồn cung glucozo cho những tế bào bệnh.

Theo vntinnhanh.vn/NCT/Macrobiotics.co.uk
Bình luận
Tin mới
Xem thêm