Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một cái nhìn khác về ung thư (Phần III): Sự thật không ai ngờ về nguyên nhân gây bệnh

Ung thư là gì? Ung thư phát triển như thế nào? Chúng ta thậm chí không hoàn toàn có một cái nhìn chính xác để giải mã những câu hỏi này.

Ăn vài cái bánh quy, thỉnh thoảng nhậu đồ nướng…có thể khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao? Thực ra có hàng tá nguyên nhân dẫn đến ung thư. Thật đáng buồn nếu chúng ta không biết rõ bản chất, hay còn gọi là cái cách mà ung thư phát triển trong cơ thể.

Chúng ta biết rằng với ung thư xảy ra khi có sự thay đổi trong các gen chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và sửa chữa các tế bào. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và các tác nhân bên ngoài có thể hình thành do tác động lâu dài từ các yếu tố mang tính môi trường.

Đó có thể là ô nhiễm khí thải, thuốc trừ sâu, tia X-quang, tia gamma, dư chất mỹ phẩm… cho đến những yếu tố có tính hấp thụ như thuốc lá, chất béo, hàm lượng đường và protein từ mỡ động vật quá cao.. hoặc thậm chí các yếu tố cảm xúc như căng thẳng kéo dài…

Bên cạnh đó, tiền sử gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thư cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh hiểm nghèo này, bởi bản thân con người khi sinh ra đã thừa hưởng một số đột biến DNA.

 

Những người có nhiều thành viên trong gia đình bị ung thư cũng có nguy cơ mắc ung thư cao. (Ảnh: Weare Change)

 

Những người có nhiều thành viên trong gia đình bị ung thư cũng có nguy cơ mắc ung thư cao. (Ảnh: Weare Change)

Gần đây, FDA đã công bố một con số gây sốc: 60-80% số thực phẩm được bày bán ở Mỹ đều bị phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên từ thời điểm đó đến nay, không có bất cứ cuộc điều tra nào mang tính quy mô hơn được triển khai cũng như không có bất cứ lệnh cấm nào được thông qua.

Có vô số những nguyên nhân có thể gây ra chứng bệnh quái ác này. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố gây ung thư ra làm các loại: yếu tố gây ung thư vật lý, yếu tố gây ung thư hóa học, yếu tố gây ung thư sinh học.

Trên thực tế, bạn không cần phải có hiểu biết chuyên sâu về những kiến thức phức tạp như DNA bị hư hại, hay tế bào phát triển theo những hướng bất thường.

Giống như phần lớn con người chỉ cần biết quạt quay khi có điện, còn những người trong ngành thì mới cần quan tâm đến việc điện đã làm quạt quay như thế nào – điều bạn cần biết về những nguyên nhân dẫn tới ung thư đều có thể tóm gọn lại trong một phương thức cuối cùng: các yếu tố gây bênh, bằng cách này hay cách khác, thâm nhập và làm yếu đi hệ miễn dịch của chúng ta, khiến cơ thể dễ dàng để tế bào ung thư phát triển.

 

Cơ sở tìm cách phòng chống ung thư nằm ở việc nghiên cứu về hệ miễn dịch. (Ảnh: PBS)

 

Cơ sở tìm cách phòng chống ung thư nằm ở việc nghiên cứu về hệ miễn dịch. (Ảnh: PBS)

Một sự thật là bất cứ ai trong chúng ta đều lưu căn trong cơ thể những mầm mống của tế bào ung thư. Nếu bạn sở hữu một sức đề kháng tuyệt hảo thì không có gì cần lo lắng cả.

Nhưng nếu không thì sao? Những tế bào ung thư đó sẽ im lặng chờ đợi như những sát thủ lành nghề, và tập kết cơ thể bạn ngay khi hệ miễn dịch suy yếu ở ngưỡng nhất định. 

Đó là nền tảng cho những gì mà chúng ta đề cập đến, và là cơ sở để tìm ra cách phòng chống ung thư.

Theo vntinnhanh.vn/NCT/Macrobiotics
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm