Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 liệu pháp chống lại mệt mỏi dành cho bệnh nhân ung thư

Tác dụng phụ kinh khủng nhất mà người bệnh điều trị ung thư gặp phải là tình trạng mệt mỏi. Nghiên cứu trên tạp chí American Society of Clinical Oncology chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân ung thư trải qua một hoặc kết hợp nhiều biểu hiện của tình trạng mệt mỏi.

Mệt mỏi được định nghĩa trong y học là trạng thái thể chất hoặc tinh thần yếu kém của cơ thể. Về thể chất, mệt mỏi đặc trưng bằng sự thiết hụt năng lượng, cơ bắp yếu, phản ứng chậm của hệ thần kinh trung ương. Mệt mỏi tinh thần biểu hiện bằng sự thờ ơ, khó tập trung và trong một số trường hợp gây mất trí nhớ.

Từ 60 đến 90% bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Anderson gặp trình trạng mệt mỏi. Nghiên cứu về vấn đề này, thạc sĩ Kira Taniguchi và tiến sĩ Lorenzo Cohen đến từ Trung tâm Ung thư của Bệnh viện Anderson, Đại học Texas chỉ ra một số kinh nghiệm của họ để giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng này.

 


Mệt mỏi là tình trạng mà hầu hết bệnh nhân ung thư gặp phải

Mệt mỏi là tình trạng mà hầu hết bệnh nhân ung thư gặp phải

Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi có thể bắt nguồn từ chính căn bệnh ung thư. Nó cũng có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị”, các nhà nghiên cứu cho biết. “Triệu chứng tâm lý xảy ra như trầm cảm, lo âu, nồng độ hồng cầu thấp, phẫu thuật, căng thẳng, sự đau đớn, ít hoạt động và sự gián đoạn giấc ngủ cũng góp phần gây nên mệt mỏi. Nếu sống chung với ung thư, bạn sẽ phải chiến đấu với sự mệt mỏi. Nó kéo dài thậm chí qua cả khoảng thời gian điều trị”.

Một số dấu hiệu đặc trưng của sự mệt mỏi gây ra bởi ung thư được Taniguchi và Cohen lưu ý:

- Mệt nặng và kéo dài sau một hoạt động thể chất

- Cảm thấy cơ thể yếu ớt, kiệt sức sau khi tỉnh dậy

- Quá mệt mỏi đến nỗi không muốn hoàn thành công việc hàng ngày

- Không thể tham gia hay thực hiện các công việc thường ngày

- Cảm giác thất vọng, khó chịu, trở nên khó tính vì ảnh hưởng của sự mệt mỏi

- Cảm thấy tay chân nặng nề hơn trong hoạt động và di chuyển

Nghiên cứu về tình trạng mệt mỏi của bệnh nhân ung thư, hai nhà khoa học đã đo lường tác động của nhiều liệu pháp như sử dụng nhân sâm, tập thể dục, thiền định… Cuối cùng, họ đưa ra 7 lời khuyên giúp bệnh nhân ung thư giảm bớt sự mệt mỏi trong và sau quá trình điều trị:

 


Giúp bệnh nhân ung thư xoa bóp để giảm tình trạng mệt mỏi

Giúp bệnh nhân ung thư xoa bóp để giảm tình trạng mệt mỏi

1. Đừng nghỉ ngơi mãi một chỗ: Tập thể dục là cách tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe tổng quát. Nó cũng sẽ đẩu lùi tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư.

2. Hãy để tâm trí và cơ thể hòa hợp: Điều này có thể được thực hiện qua các bài tập yoga, thiền định. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra cơ chế tác động của các bài tập này với cuộc chiến chống mệt mỏi của con người.

3. Nhờ một chuyên gia dinh dưỡng đánh giá chế độ ăn để đảm bảo bạn nạp đủ vitamin và khoáng chất: Chế độ ăn là cực kỳ quan trọng trong cải thiện sức khỏe tổng thể, điều trị và chống mệt mỏi với ung thư.

4. Xoa bóp cơ thể: điều này giúp bạn thư giãn và có một giấc ngủ tốt hơn.

5. Châm cứu: Nhiều dữ liệu cho thấy châm cứu giảm mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư. Biện pháp này cũng cải thiện các triệu chứng như khô miệng, nóng sốt, buồn nôn, đau đớn…

6. Tham khảo ý kiến của một chuyên gia tâm lý học: Họ sẽ giúp bạn loại bỏ những hành vi tiêu cực, đồng thời tăng các hoạt động thư giãn.

7. Nghe nhạc: Âm nhạc trị liệu đã được chứng minh có thể giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi, giảm đau và biểu lộ cảm xúc tốt hơn.

Theo phongkhamkhaian.com/\/Huffingtonpost
Bình luận
Tin mới
  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

  • 07/12/2024

    Những điều kỳ lạ xảy ra với làn da của bạn khi bạn già đi

    Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.

  • 07/12/2024

    7 nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng

    Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.

Xem thêm