Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các cơ quan y tế đã làm gì ...với sữa? (Phần cuối)

Trước những thông tin về mặt trái của sữa như vậy, các cơ quan y tế đã làm gì?

 

-  Ủy ban trách nhiệm y khoa Hoa Kỳ (Physicians committee for responsible medicine) đưa ra 8 lý do lớn để nên loại bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn của bạn3. Tài liệu này đề cập đến 8 lý do chính sau: các vấn đề về loãng xương, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, không dung nạp đường lactose, ngộ độc vitamin D, nhiễm hóa chất, các lo ngại về sức khỏe đối với trẻ sơ sinh và trẻ em.

-   Ở Việt Nam, ít ai biết Nghị định mới đây của Thủ tướng Chính phủ16 cấm các hãng sữa quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, cấm tiếp cận các bác sĩ, y tá để tiếp thị sữa, cấm các hãng sữa tài trợ các nghiên cứu khoa học ... là kết quả của một quá trình vận động kiên trì của Bộ Y tế và UNICEF.

Theo đó, quy định mới nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi dưới mọi hình thức. Việc sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai cũng không được phép.  Vậy tại sao lại có các lệnh cấm này? Có muôn vàn lý do mà trong khuôn khổ bài viết này tôi không đề cập hết được, tôi chỉ đưa ra 1 vài dẫn chứng điển hình: “Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có cơ hội sống sót cao gấp 6 lần so với những trẻ khác trong những tháng đâu đời.

Những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có tỉ lệ tử vong thấp hơn 14 lần so với những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và đặc biệt việc nuôi con sữa mẹ giúp giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy” (Theo tài liệu của UNICEF, 2015)17. Ngoài ra, trong khi sữa mẹ có đủ 14 hệ thống kháng thể tự nhiên cho con người thì sữa công thức không hề có.

Do đó, trẻ không được nuôi dưỡng theo chuẩn tối ưu sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của trẻ, làm trẻ dễ bị viêm nhiễm, dị ứng và bệnh tật sau này. Một nghiên cứu của Đại học Brown, Mỹ được công bố năm 2013 phát hiện thấy, trước 2 tuổi, những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 3 tháng đầu tăng cường phát triển các vùng chủ chốt trong não hơn so với nhóm trẻ uống sữa công thức hoàn toàn hoặc phối hợp với sữa mẹ.

Sự phát triển thêm rõ rệt nhất ở những vùng của não liên quan đến ngôn ngữ, cảm xúc và nhận thức. Ngoài ra, nhóm được bú sữa mẹ hoàn toàn có tốc độ phát triển chất trắng trong não nhanh nhất. Đứng thứ hai là nhóm “bú phối hợp” vừa được bú mẹ vừa sữa ngoài, thấp nhất là nhóm ăn sữa ngoài hoàn toàn18.

Sau 1 năm Nghị định có hiệu lực tại Việt Nam, hiện vẫn còn nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị sữa trá hình. Vì vậy, để Nghị định 100 thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, các cơ quan chức năng, các nhà khoa học vẫn cần phải làm nhiều việc.

-   Cùng với Việt Nam, khoảng 50 Quốc gia trên thế giới đã thực hiện lệnh cấm này. Đây là thành quả quan trọng trong cuộc đấu tranh vì sức khỏe cộng đồng của các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ cũng như các cơ quan y tế.

-   Và thêm một số thông tin về việc sử dụng sữa công thức ở Nhật Bản:

+ Ở Nhật, sữa bột không được quảng cáo trên tivi, được bày bán rất khiêm tốn ở siêu thị và hiệu thuốc. Những chiêu quảng cáo uống sữa cho trẻ cao lớn, thông minh như ở Việt Nam sẽ không thấy ở Nhật.

+ Phổ biến ở Nhật là khi trẻ bước sang 1 tuổi, cha mẹ chú trọng xây dựng cho trẻ tập thói quen lấy dinh dưỡng từ bữa ăn, từ đa dạng các thực phẩm thiên nhiên khác thay vì phụ thuộc vào sữa bột.

+ Nhà trẻ Nhật không cho trẻ uống sữa bột sau 1 tuổi, ngay cả khi phụ huynh muốn được đem đến để nhờ cô giáo cho con mình uống cũng bị từ chối. Vì điều ấy đi ngược lại với phương châm của nhà trẻ.

+ Cha mẹ Nhật hầu như không bao giờ so sánh cân nặng hay chiều cao của con mình với con hàng xóm. Họ luôn coi trọng việc con khỏe mạnh, hoạt bát, rắn rỏi và ăn theo nhu cầu hơn là việc con nặng bao nhiêu, con có mũm mĩm hay không. Chính thói quen suy nghĩ như thế sẽ giúp các bà mẹ cởi bỏ đi rất nhiều áp lực về cân nặng, chiều cao của con, từ đó tỉnh táo hơn trong việc cho con uống sữa.

Rõ ràng loại thực phẩm này ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe. Nếu bạn muốn có “trải nghiệm” với những nguy cơ sức khỏe này, thì hãy tiếp tục uống nó hàng ngày và coi nó là “bạn tốt”.  Với tôi, sữa vốn không đơn giản, có thể “làm hại” mình bất cứ lúc nào. Vậy nên, nó sớm đã không có trong khẩu phần ăn của tôi và con trai. Bạn hãy tự đưa ra quyết định của mình dựa trên những thông tin trên đây. Chúc các bạn đưa ra những quyết định sáng suốt!

Lưu Thị Kim Oanh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm