Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phương tây nghĩ gì về y học cổ truyền Trung Hoa?

Mặc dù y học cổ truyền vẫn được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế của Trung Quốc cùng với y học hiện đại, ở Hoa Kỳ, y học cổ truyền Trung Quốc được coi là một hình thức y học thay thế.

Phương tây nghĩ  gì về y học cổ truyền Trung Hoa?
Thuốc cổ truyền Trung Quốc  (ở nước ta gọi là thuốc bắc) là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc hàng ngàn năm trước. Các bác sỹ sẽ sử dụng thảo mộc, chế độ ăn, châm cứu, giác hơi và khí công để ngăn ngừa hoặc điều trị các vấn đề sức khoẻ. Mặc dù nó vẫn được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế của Trung Quốc cùng với y học hiện đại, ở Hoa Kỳ, y học cổ truyền Trung Quốc được coi là một hình thức y học thay thế.

Nguyên lý y học cổ truyền Trung Quốc

Đạo giáo được coi là nền tảng của nền y học cổ truyền của người Trung quốc. Theo Đạo giáo, tất cả các cơ quan của cơ thể đều hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, để khỏe mạnh, cơ quan của một người (và các chức năng của chúng) phải đạt được sự cân bằng thông qua sự hài hòa âm – dương  (hai năng lượng đối nghịch nhưng bổ sung cho  nhau  có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta)

Một thuyết khác trong y học cổ truyền Trung Quốc là năng lượng tối cần thiết (được gọi là "khí") chảy khắp cơ thể thông qua một số đường dẫn (hay "đường kinh"). Theo  thuyết này, bệnh tật và các vấn đề về sức khoẻ tình cảm, tinh thần và thể chất khác phát triển khi dòng khí bị tắc, yếu hoặc quá mức. Khôi phục dòng khí được coi là cần thiết để cân bằng âm dương và, lần lượt, đạt được sự khỏe mạnh.

Định nghĩa bệnh trong y học cổ truyền

Một lương y sẽ đánh giá sức khoẻ tổng thể của bạn bằng cách hỏi tiền sử về sức khoẻ, xem  lưỡi,  bắt mạch và khám, xác định bất kỳ sự mất cân bằng hoặc tắc nghẽn dòng khí nào. Nếu bác sĩ xác định sự mất cân bằng trong hệ thống cơ quan  trong cơ thể bạn, điều đó không có nghĩa là bạn bị bệnh ở cơ quan đó.

Ví dụ, gan, giúp điều chỉnh dòng chảy chảy của khí. Nếu một người bị "trì trệ gan" thì năng lượng sẽ bị khóa, dẫn đến khó chịu, tức giận, hoặc trầm cảm, vị đắng trong miệng, khó tiêu, và mạch trầm. Hoặc như "suy thận âm" có liên quan đến miệng khô, nóng vào buổi chiều hoặc buổi tối, ù tai, và đãng trí. Lưỡi thường có màu đỏ với ít hoặc không có lớp rêu lưỡi, mạch phù.

Tại sao người ta sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc?

Đến nay, các nhà khoa học phương Tây vẫn thiếu những bằng chứng để chứng minh  tác dụng của y học cổ truyền Trung Quốc trong điều trị các bệnh cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, y học cổ truyền Trung Quốc được sử dụng để giải quyết các tình trạng bệnh sau:

  • Dị ứng
  • Lo âu
  • Viêm khớp (ví dụ: viêm khớp dạng thấp)
  • Đau lưng
  • Trầm cảm
  • Bệnh tiểu đường
  • Eczema, phát ban, mụn, bệnh vẩy nến, và các vấn đề về da khác
  • Vô sinh
  • Huyết áp cao
  • Mất ngủ
  • Triệu chứng mãn kinh
  • Béo phì
  • Parkinson

Mặc dù các lương y ngày nay sử dụng các  tiêu chuẩn chẩn đoán trong y học hiện đại nhưng điều trị sẽ phụ thuộc vào sự mất cân bằng các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, một người bị chứng mất ngủ có thể gặp khó khăn khi ngủ vì sự mất cân bằng chẳng hạn như suy thận âm, ứ khì tỳ, hoặc kém hoạt huyết.

Phương pháp điều trị được sử dụng  là gì?

Có rất nhiều phương pháp trị liệu khác nhau được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, phổ biến nhất là châm cứu. Vì y học cổ truyền Trung Quốc nhấn mạnh việc điều trị cá nhân, các phương pháp chữa bệnh rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Những phương pháp này thường bao gồm:

Châm cứu: Mặc dù nguồn gốc của châm cứu bắt nguồn từ y học occr truyền Trung Quốc, nhưng ngày nay nó được  y học phương Tây sử dụng khá nhiều để điều trị cho một loạt các vấn đề về sức khoẻ.

Bấm huyết: sử dụng ap lực ngón tay để ấn trên các huyệt đạo và kinh mạch.

Điều trị giác hơi

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Thực phẩm được cho là có đặc tính làm nóng / mát và được cho là có đặc tính chữa bệnh cụ thể.

Thuốc thảo dược: được kê theo toa để sắc uống hoặc dùng dưới nhiều dạng khác

Phép cứu bằng ngải: thủ thuật bao gồm việc đốt một loại thảo mộc gần da để làm ấm khu vực trên các huyệt châm cứu.

Xoa bóp: một loại tập luyện cơ thể kết hợp massage và bấm huyệt.

Các bài tập như thái cực quyền và khí công

Kết luận

Đối với một số người, y học cổ truyền Trung Quốc có thể đưa ra một quan điểm độc đáo về các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Có ít thử nghiệm lâm sàng chất lượng cao cho thấy y học cổ truyền có thể điều trị bệnh, do đó điều quan trọng là không tự điều trị hoặc sử dụng thay thế cho những điều trị y học hiện đại. Nếu bạn đang cân nhắc việc thử nó, hãy tìm một bác sĩ có chuyên môn và tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc những ưu và khuyết điểm của liệu pháp và thảo luận xem nó có phù hợp với bạn hay không.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kết hợp lý luận y học hiện đại với y học cổ truyền trong bấm huyệt

Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm