Có thể chữa sẹo lồi bằng cách bôi vitamin E không?
Vitamin E là gì?
Vitamin E, hay tocopherol, là chất chống oxy hoá tan trong dầu. Nó được tìm thấy ở dạng viên nang hoặc chất lỏng tại các tiệm thuốc tây, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng thực phẩm sức khỏe, và trực tuyến. Dạng dầu là dạng ưu tiên dùng để bôi ngoài da.
Vitamin E có thể xâm nhập vào da và làm giảm sự hình thành của các gốc tự do (can thiệp vào việc chữa lành các tổn thương). Vitamin E cũng ảnh hưởng đến sản xuất collagen- một protein cấu trúc chịu trách nhiệm về độ chắc khỏe và độ đàn hồi của da.
Nghiên cứu về Vitamin E dạng bôi ngoài da cho sẹo
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng bôi vitamin E dạng dầu lên da sẽ giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa sẹo và đôi khi các bác sĩ cũng khuyến cáo sử dụng sau phẫu thuật da, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy nó giúp giảm vết sẹo vết thương.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí "Phẫu thuật Thẩm mỹ và Tạo hình" vào năm 2011 cho thấy bôi vitamin E 5% mỗi ngày không có giúp giảm sự xuất hiện của sẹo mặc dù những người tham gia nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng vitamin E trong vòng hai tuần sau khi phẫu thuật và tiếp tục hai lần một ngày trong sáu tuần sau đó.
Một nghiên cứu khác, được công bố trên Tạp chí “phục hồi chức năng và chăm sóc bỏng” năm 1986, đã kiểm tra việc sử dụng vitamin E ở giai đoạn hậu phẫu sau khi phẫu thuật tái tạo cho người bị bỏng. Những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng một loại thuốc có chứa steroid, vitamin E hàng ngày nhưng cũng không có nhiều tác dụng tại chỗ đối với vận động, độ dày vết sẹo, thay đổi kích cỡ.
Một nghiên cứu nhỏ được xuất bản trong "Phẫu thuật Da liễu" vào năm 1999 đã so sánh những người tham gia đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ ung thư da ( được bôi vitamin E và không được bôi vitamin E. Sau phẫu thuật, người tham gia đã sử dụng vitamin E trộn lẫn vào kem bôi lên một phần của vết sẹo của họ hai lần mỗi ngày trong bốn tuần và chỉ mình kem đến một phần khác của vết sẹo của họ, bốn tuần. Vào cuối nghiên cứu, kem làm giàu vitamin E không có ảnh hưởng nào lên những vết sẹo.
Hơn nữa nếu bôi một chất nào đó lên da bị tổn thương quá sơm cũng sẽ dẫn đến những nguy cơ tổn thương tiềm ẩn như viêm da tiếp xúc. Ngoài nguy cơ bị viêm da tiếp xúc, vitamin E ở chỗ cũng dẫn đến phản ứng da gọi là phản ứng đa hồng ban đa dạng.
Một số biện pháp chữa sẹo phổ biến khác
1. Chiết xuất hành tây
Hành tây, hoặc Allium cepa, là một thành phần đôi khi được tìm thấy trong gel và kem bôi trị sẹo. Chiết xuất hành đã được tìm thấy có tính chống viêm và kháng khuẩn và điều chỉnh sự hình thành collagen. Tuy nhiên, cung như vitamin E, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh được chiết xuất hành có thể giúp làm mờ sẹo hoặc ngăn ngừa sự hình thành của sẹo.
2) Mật ong
Mật ong, từ nhiều thế kỷ trước đã được sử dụng như một phương pháp điều trị bỏng hoặc vết thương. Năm 2006, một nghiên cứu tổng quan của 22 thử nghiệm lâm sàng trên hơn 2.000 người cho thấy mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm và có thể kích thích sự phát triển của mô mới.
Mặc dù mật ong có vẻ nhiều hứa hẹn hơn hai phương pháp trên, nhưng vẫn cần nhiều bằng chứng khoa học hỗ trợ chứng minh cho tác dụng của mật ong.
Giống như mật ong, nghệ tươi từ lâu đã trở thành bài thuốc dân gian dùng để hỗ trợ điều trị sẹo và hỗ trợ điều trị sẹo mụn. Bởi theo nhiều nghiên cứu thì tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi và có tính kháng viêm cao nên nó thường dùng để làm hạn chế tình trạng của sẹo. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền khi kết hợp nghệ tươi với một số nguyên liệu khác như rượu, mật ong có tác dụng đẩy quá trình lên da non qua đó làm mờ sẹo. Ngoài những tác dụng có lợi cho sức khỏe, nghệ còn có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm trên da.
Lưu ý: Các biện pháp dân gian thường được mọi người áp dụng như bội nghệ, bôi lô hội, gotu kola, vitamin C và kẽm đều chưa được chứng minh về mặt khoa học và không được các bác sỹ khuyến cáo dùng. Nếu bạn có ý định sử dụng bất kì phương pháp nào để chữa sẹo, thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sẹo và các dạng thuốc điều trị
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.