Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xóa sẹo do mụn, khó hay dễ?

Sẹo do mụn dường như là một sự cố kép đi liền với việc điều trị mụn. Đầu tiên, bạn phải điều trị mụn, sau đó bạn phải xóa sẹo do việc điều trị mụn để lại.

Khi hiểu được sự khác nhau của những loại mụn, bạn sẽ có thể tìm ra cho mình cách xử trí đối với loại mụn đó.

Chúng ta có mụn là do nang lông (hay “lỗ chân lông”) bị bít lại trên da do chứa nhiều dầu hoặc tế bào da chết. Một nang lông bị bít kín như thế là một nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và từ đó hình thành nên những vết sưng đỏ. Và những vết sưng đỏ có chứa mủ được gọi là mụn.

Mụn có nhiều loại:

  • Mụn cám – có thể là mụn đầu đen hoặc đầu trắng. Loại mụn này phổ biến và chúng ta có thể mắc rất nhiều lần.
  • Mụn viêm – là loại mụn tấy đỏ gọi là mụn sẩn hoặc loại mụn đỏ có mủ trắng ở trung tâm gọi là mụn mủ.
  • Mụn ở mức độ nghiêm trọng – loại này sẽ gây ra những u cục nhỏ - gây đau đớn, đầy mủ hoặc có gồ lên thành những u cục nhỏ - xuất hiện dưới da.

Phần lớn những loại sẹo nghiêm trọng được gây ra bởi loại thứ 3 và loại này thường để lại sẹo lâu dài và khó chữa hơn là so với các loại khác. Nếu bạn đang gặp loại mụn này, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để điều trị.

Điều trị sẹo do mụn

Thường thì, những vết đỏ vết thâm do mụn để lại có thể biến mất dần dần mà không cần tới bất kì sự can thiệp nào mặc dù việc nặn mụn có thể làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo.

Sẹo do mụn có 2 loại:

  1. Sẹo nông
  2. Sẹo sâu (và hẹp)

Mụn nhất thiết cần được kiểm soát trước khi nó được điều trị.

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sẹo. Trong một vài trường hợp, bác sĩ và chuyên gia da liễu của bạn sẽ khuyên bạn nên sử dụng can thiệp về hóa học hoặc kĩ thuật mài mòn da siêu dẫn (microdermabrasion) để cải thiện da ở vùng xuất hiện mụn.

Nếu bạn bị mụn với mức độ nghiêm trọng, có một vài điều sau đây bạn nên biết:

  • Điều trị với tia Laze: Quá trình  điều trị này có thể làm ở các phòng khám của bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu. Tia laze sẽ lấy đi lớp da bị phá hủy ở phía trên, căng lớp da ở giữa và khi đó da sẽ căng mịn hơn. Và phương pháp này có thể làm ở mọi nơi chỉ từ vài phút cho đến 1 tiếng. Bác sĩ sẽ dùng các phương pháp gây tê để giảm tối đa sự đau đớn. Da sẽ phục hồi hoàn toàn sau từ 3 đến 10 ngày.
  • Phương pháp “mài mòn da”: Phương pháp này sẽ dùng dòng điện xoay chiều hoặc công cụ xoay gắn kim cương để mài mòn bề mặt của da. Khi da hồi phục, một lớp da mới và mềm mịn sẽ được thay thế cho lớp da kia. Sẽ mất khá nhiều thời gian để da hồi phục khi dùng phương pháp này – thường là khoảng từ 10 ngày đến 3 tuần.
  • Liệu pháp laze phân đoạn: Loại điều trị này sẽ tác động sâu hơn và tốt hơn so với hai phương pháp trên vì nó không gây đau đớn ở lớp tế bào trên cùng và thời gian lành sẽ ngắn hơn. Những người điều trị bằng phương pháp này sẽ có nhìn giống như có làn da rám nắng trong khoảng vài ngày.
Với loại sẹo nông, bác sĩ đôi khi sẽ tiêm chất vào phần dưới sẹo để thúc đẩy tế bào lành tăng sinh. Cuối cùng, trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể giới thiệu bạn điều trị ngoại khoa để xóa những loại sẹo sâu và nghiêm trọng.
Có một điều bạn không nên làm để đối phó với mụn, đó là: Đừng dùng mặt nạ cùng những những loại chất dưỡng da khác – vì chúng không những không giúp gì mà còn gây kích ứng da bạn, làm vết đỏ tấy lên và đáng chú ý hơn.
Nếu bạn có vết đỏ hay vết thâm rất lâu không hồi phục, hãy nói với bác sĩ của bạn và làm theo những hướng dẫn của bác sĩ.
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

Xem thêm