Người dân đảo Polynesi đã có lịch sử và duy trì đến giờ việc dùng dầu dừa như một sản phẩm làm đẹp (được ghi lại theo Trung tâm văn hóa Polynesi ở Oahu, Hawaii). Một nghiên cứu được công bố trên báo Journal of Cosmetic Science vào năm 1999 đã chỉ ra rằng: dầu dừa sẽ giảm xơ tóc, và một nghiên cứu khác vào năm 2005 cho rằng: dầu dừa sẽ thấm sâu vào nang tóc dễ dàng hơn thành phần chủ yếu trong dầu xả, dầu khoáng. Theo cuốn sách Coconut Oil: Amazing Health, Skin And Cooking Benifits của Gene Asburner, bên cạnh việc làm ẩm da đầu và tóc, dầu dừa còn có tác dụng giảm xơ rối, sạch gàu, phòng tránh chấy rận và nuôi dưỡng tóc phát triển.
Thậm chí, dầu dừa còn được dùng để tách kẹo cao su nếu chẳng may nếu bạn bị dính chúng vào tóc. Dầu dừa có thể làm cho da đầu khỏe hơn, tạo điều kiện để tóc mọc dày hơn, bóng mượt hơn nhưng nó không điều trị được những nguyên nhân cơ bản của chứng rụng tóc cũng như chứng hói đầu bởi thiếu hoocmon dihydrotestosteron. Theo các nguồn thông tin thì dầu dừa có thể làm dịu bớt những vẩy đóng ở thóp trẻ sơ sinh. Tính chất chống vi khuẩn của dầu dừa cũng là giúp đối phó với viêm nang lông, một bệnh đặc trưng bởi sự nhiễm khuẩn nang tóc và chống trọi với nhiễm nấm như nấm da đầu.
Vậy bạn hoàn toàn có thể dễ dàng dùng dầu dừa ngay tại nhà thay vì phải tới những trung tâm chăm sóc tóc đắt tiền.
Sử dụng dầu dừa như thế nào mới là đúng cách?
Bước 1: Làm nóng dầu dừa.
Để làm nóng dầu dừa đúng cách, hãy sử dụng phương pháp này: Làm ấm với lò vi sóng vì nếu đun trực tiếp trên chảo sẽ khiến dầu dừa bị biến chất, giảm hiệu quả. Đặt một ly nước sạch vào trong lò vi sóng và làm nóng
Bước 2: Xúc 2 thìa dầu dừa ra khỏi bình đựng, đổ vào cốc thủy tinh. Sử dụng dầu dừa nguyên chất nếu có thể, và phải chắc chắn rằng chúng nguyên chất và vừa mới thu hoạch.
Bước 3: Đặt cốc dầu dừa đổ vào cốc nước ấm. Nhấc ra khi dầu dừa tan. Dầu dừa nguyên chất sẽ ở trạng thái rắn và lạnh nhưng chúng sẽ nhanh chóng tan nếu để ở khoảng 25 độ C hoặc hơn.
Bước 4: Dùng tay mát xa da đầu cùng với dầu dừa. Nếu tóc bạn dài, ban có thể thêm lượng dầu dừa sao cho phù hợp. Bôi dầu dừa khi tóc khô hoặc ẩm tùy bạn nhưng khi tóc ẩm dầu dừa sẽ lan dễ dàng hơn.
Bước 5: Chải tóc để phân phối lượng dầu dừa đều hơn. Nếu mục đích của bạn là chăm sóc tóc và da đầu, hãy chắc chắn rằng bạn mát xa đều ở chân tóc. Tuy nhiên, nếu bạn có da đầu dầu hay chỉ muốn xả chân tóc, bạn có thể chỉ bôi dầu dừa lên phần thân tóc trở đi.
Bước 6: Xả nước rửa sạch dầu dừa sau ít nhất 30 phút hoặc bạn có thể ủ qua đêm rồi xả. Bạn càng ủ dầu dừa lâu, việc chăm sóc tóc càng hiệu quả.
Bước 7: Gội lại với dầu gội để làm sạch hoàn toàn dầu dừa. Dùng nước ấm sẽ dễ dàng để gội sạch dầu dừa hơn.
Bước 8: Lấy 1 ít dầu dừa ra lòng bàn tay và thoa lên tóc nếu tóc bạn cần dưỡng thêm (Chú ý chân tóc). Có thể bỏ quan bước này nếu tóc bạn không cần dưỡng thêm.
Sau đó, tạo kiểu như bình thường.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.