Lịch sử Liệu pháp nước
Từ tắm bồn kiểu La Mã đến tắm suối khoáng nóng, từ lâu các nền văn hoá trên thế giới đã sử dụng nước như một liệu pháp để điều trị nhiều vấn đề sức khoẻ.
Sebastian Kneipp, một tu sĩ dòng Bavarian thế kỷ 19, được cho là cha đẻ của liệu pháp chữa bệnh bằng nước hiện đại. Liệu pháp của Kneipp sử dụng thay phiên cả nước nóng và nước lạnh ( biện pháp đối lập) vẫn được sử dụng đến ngày nay. Trị Liệu bằng nước rất phổ biến ở Châu Âu và Châu Á, nơi mọi người "lấy nước" tại suối khoáng nóng.
Nguyên tắc của liệu pháp nước là gì?
Theo nguyên tắc thông thường, nước lạnh được sử dụng nhằm tăng cường độ đàn hồi của mạch máu và gây co mạch máu. Nước nóng gây giãn các mạch máu, kích hoạt các tuyến mồ hôi và loại bỏ chất thải ra khỏi các mô cơ thể.
Luân phiên nước nóng và nước lạnh được thực hiện để cải thiện việc loại bỏ chất độc, giảm viêm, và kích thích lưu thông tuần hoàn và hệ bạch huyết.
Những phương pháp điều trị bằng nước phổ biến
Các liệu pháp trị liệu bằng nước thường được cung cấp tại các spa sức khoẻ hoặc được khuyến nghị là phương pháp điều trị tự chăm sóc tại nhà.
Đây là một số loại liệu pháp nước phổ biến:
Watsu - Một kĩ thuật xoa bóp thủy sinh nơi chuyên gia trị liệu sử dụng các kỹ thuật xoa bóp trong khi bạn đang nổi lền bềnh trong bể nước nóng.
Bồn tắm ngồi - Bồn tắm ngồi bao gồm hai bồn tắm liền kề, bồn nước ấm và mát. Bạn ngồi trong một bồn tắm với một chân ở bồn mát và một chân ở bồn ấm, và sau đó đổi lại. Bồn tắm ngồi được khuyên cáo cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), và các vấn đề về kinh nguyệt.
Bồn tắm nước nóng - Ngâm trong nước ấm trong 30 phút tùy thuộc vào điều kiện. Muối Epsom, bùn khoáng, dầu thơm, gừng, bùn bùn và muối biển chết có thể được thêm vào.
Bồn tắm hơi hoặc tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ - Các phòng xông hơi được nhồi đầy hơi nước ấm, ẩm ướt. Hơi nước được cho là giúp cơ thể giải phóng các chất độc ra khỏi cơ thể
Tắm hơi – Không khí khô, ấm áp giúp thúc đẩy ra mồ hôi.
Chườm - khăn được ngâm trong nước ấm và / hoặc mát và sau đó đặt trên một vùng bị bệnh trên cơ thể. Chườm mát làm giảm viêm và sưng, trong khi chườm ấm thúc đẩy sự lưu thông máu và giảm bớt cơ, cứng cơ.
Bọc khăn - Bọc cơ thể bằng một chiếc khăn thấm nước lạnh rồi trùm lên một chiếc khăn khô hoặc chăn. Nước lạnh sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt độ và làm khô dần chiếc khăn ướt đó. Liệu pháp này được sử dụng cho cảm lạnh, rối loạn da, và đau cơ.
Liệu pháp đối lập - Khi kết thúc tắm, hãy xả bằng nước ở nhiệt độ xuống mức thấp nhất bạn có thể để chịu đựng được (không nên lạnh buốt). Tắt nước sau 30 giây (một số người luân phiên giữa nước ấm và nước mát cho đến ba chu kỳ, luôn luôn kết thúc bằng nước mát)
Làm ấm tất - Lấy một cặp tất cotton làm ướt tất rồi vắt ráo nước và đi vào chân của bạn. Sau đó đặt một cặp vớ len khô lên đó và đi ngủ. Tháo tất vào buổi sáng. Đi tất lạnh, ướt được cho là để cải thiện tuần hoàn trong cơ thể và giúp giảm tắc nghẽn.
Tập thể dục trong nước - mọt số bài tập thể dục thiết kế để tập trong bể nước nóng. Nước ấm cho phép bạn tập thể dục mà không cần chống lại trọng lực và tạo sự đề kháng nhẹ nhàng. Biện pháp này được coi là hữu ích cho những bệnh nhân đau lưng, viêm khớp, và một số bệnh cơ xương khớp khác. Không giống như thể dục nhịp điệu nước, các bài tập thủy liệu có xu hướng chậm và được kiểm soát. Thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một nhà vật lý trị liệu.
Thận trọng
Liệu pháp thủy liệu có thể không phù hợp trong một số trường hợp.
Lời khuyên
Hãy nhớ rằng thủy liệu không nên được sử dụng như là một thay thế cho chăm sóc tiêu chuẩn trong điều trị của bất kỳ bệnh nào
Thủy liệu rất phổ biến trong cuộc sống, cho dù bạn tắm bồn hoặc vòi hoa sen để thư giãn hoặc đặt một gói nước đá lên vùng sưng hoặc đau. Có rất nhiều phương pháp bạn có thể tự áp dụng tại nhà, nhưng có một số cần tới một chuyên gia chuyên sâu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chữa bệnh bằng nước lạnh
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.