Nhân sâm và phụ nữ có thai: an toàn hay rủi ro?
Nhân sâm hay còn gọi là sâm là loại thảo mộc được cho rằng có khả năng tăng cường miễn dịch, chống mệt mỏi và giảm căng thẳng. Trong nền y học phương Đông, nhân sâm được dùng từ hàng ngàn năm nay với nhiều tác dụng được cho là kỳ diệu.
Trà sâm và các thực phẩm chức năng nghe có vẻ như là giải pháp hoàn hảo cho những thai kì khó khăn. Những thật không may là có rất ít bằng chứng khoa học ủng hộ quan điểm này. Điều quan trọng hơn, sự an toàn của việc sử dụng nhân sâm khi mang thai không được các chuyên gia khuyến cáo. Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhân sâm khi mang thai có thể không an toàn.
Dưới đây là những rủi ro có thể gặp phải khi dùng nhân sâm khi mang thai và các khuyến cáo của các chuyên gia để giữ bạn và thai nhi được an toàn.
Các loại nhân sâm
Nhân sâm gồm nhiều loại khác nhau, một số loại thường gặp nhất ở các cửa hàng là nhân sâm châu Á và nhân sâm châu Mỹ.
Nhân sâm châu Á (hay còn gọi là Panax ginseng) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là một thành phần quan trọng trong bài thuốc truyền thống của người Trung Quốc và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Việt Nam từ hàng ngàn năm nay.
Nhân sâm châu Mỹ (hay còn gọi là Panax quinquefolis) được trồng chủ yếu ở châu Mỹ, đặc biệt là Canada.
Rễ, củ nhân sâm được sấy khô và sử dụng để làm:
Sử dụng nhân sâm
Rễ, củ sâm có chứa các chất hóa học hoạt động được gọi là ginsenosides, đóng vai trò là thành phần dược liệu chính của sâm. Mặc dù bằng chứng còn hạn chế, nhưng sâm vẫn được biết đến với tác dụng:
Bạn có thể cũng đã từng được nghe tới nhân sâm giúp:
Tuy nhiên, hiện tại có rất ít, thậm chí là không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ những quan điểm trên.
Sâm có chứa các thành phần kháng viêm được gọi là chất chống oxy hóa. Các chất này giúp phòng ngừa tổn thương các tế bào do các gốc tự do trong cơ thể; có tác dụng chống lại một số loại ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mức độ an toàn khi sử dụng sâm trong thời kỳ mang thai
Sâm có thể an toàn cho hầu hết các phụ nữ không mang thai khi sử dụng trong thời gian ngắn, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Khi mang thai, sử dụng nhân sâm qua đường miệng (uống hoặc ăn) có thể gây ra các tác dụng phụ:
Sâm cũng có thể tương tác với một số thuốc khác, ví dụ như các thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang uống các thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sâm.
Những cảnh báo về sử dụng sâm khi mang thai
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng phụ nữ nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm trong giai đoạn đầu của thai kì. Những cảnh báo này dựa vào một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Human Reproduction, chỉ ra rằng một thành phần trong sâm có tên là ginsenoside Rb1 gây ra các dị dạng ở phôi thai chuột cống. Nghiên cứu cũng cho biết nồng độ ginsenoside Rb1 càng cao thì rủi ro càng lớn. Một nghiên cứu trên chuột nhắt cũng đưa ra các kết luận tương tự.
Nghiên cứu về những ảnh hưởng của nhân sâm lên phụ nữ có thai vẫn còn rất hạn chế. Rất khó để có một nghiên cứu thử nghiệm thích hợp hơn trên người vì những vấn đề an toàn và đạo đức. Các nhà khoa học thường dựa vào những nghiên cứu trên động vật, ví dụ như chuột cống và chuột nhắt để kiểm tra về độ an toàn của các thuốc và thực phẩm chức năng. Những nghiên cứu ở các loài gậm nhấm không phải luôn giải thích chính xác trên người, nhưng có thể giúp bác sỹ cảnh giác về những vấn đề tiềm tàng.
Một tài liệu được công bố trên tạp chí Dược lâm sàng Canada đã thống kê lại tất cả bằng chứng về Sâm châu Á - Panax ginseng. Các chuyên gia đã tìm thấy rằng có thể an toàn khi sử dụng nhân sâm cho phụ nữ có thai.
Nhưng dựa trên những bằng chứng lặp lại về mức độ an toàn khi thử nghiệm trên chuột nhắt và chuột cống, các tác giả đã kết luận rằng, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nhân sâm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Nhân sâm có an toàn trong thời gian cho con bú?
Độ an toàn của nhân sâm cũng không rõ ràng khi sử dụng trong thời kì cho con bú. Trong khi cảnh báo có thể thay đổi một khi các nghiên cứu được tiến hành nhiều hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh dùng nhân sâm cho đến khi bạn cai sữa hoàn toàn cho bé.
Trà thảo mộc khác
Cũng như nhân sâm, hầu hết các loại thực phẩm chức năng và trà thảo dược không được chứng minh đầy đủ về độ an toàn cho phụ nữ có thai. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên thận trọng. Cục Quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA không điều chỉnh mức độ an toàn và hiệu quả của các sản phẩm và trà thảo mộc đối với phụ nữ có thai. Một số loại thảo mộc có thể gây ra tác dụng phụ cho bạn và thai nhi.
Khi dùng số lượng lớn, một số loại trà thảo mộc có thể gây kích thích tử cung, tạo nên những cơn co thắt và dẫn đến sảy thai. Để an toàn, nên tránh sử dụng các loại trà và sản phẩm thảo mộc này khi mang thai, trừ khi được bác sĩ khuyến cáo.
Đọc kĩ nhãn mác
Nhân sâm không được khuyến cáo là luôn an toàn cho phụ nữ có thai. Do vậy, bạn nên đọc kĩ những thành phần trên nhãn mác để đảm bảo bạn biết được mình đang ăn gì hay uống gì khi mang thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kì loại trà thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng nào khi mang thai.
Tên của nhiều sản phẩm có thể gây hiểu lầm. Việc đọc kỹ nhãn sản phẩm để biết được có nhân sâm hay các thảo mộc khác trong thành phần là hết sức quan trọng. Lưu ý với một số sản phẩm dưới đây có thể chứa các dưỡng chất không an toàn cho phụ nữ có thai:
Bạn cần nhớ điều gì?
Sâm và các loại thảo mộc khác có nguy hiểm cho thai nhi không?
Hiện nay, có những báo cáo đối lập về mức độ an toàn của sâm đối với phụ nữ mang thai.
Về vấn đề đạo đức, rất khó để tiến hành những nghiên cứu thích hợp hơn để đánh giá chính xác về mức độ an toàn của hầu hết các thuốc và thảo mộc với phụ nữ có thai. Sâm cũng được chỉ ra rằng có thể gây nguy hiểm cho bào thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Mặc dù các nghiên cứu không được tiến hành trên người, nhưng chúng cũng đủ cảnh báo các nguy cơ khi sử dụng, ít nhất là trong giai đoạn đầu của thai kì.
Lời khuyên chúng tôi dành cho các bà mẹ mang thai: đừng vội sử dụng sâm và các loại thảo mộc, hãy hỏi ý kiến bác sỹ và cân nhắc thật kỹ bạn nhé.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng của nhân sâm với đường huyết
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.