Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều Bạn cần hỏi Bác sỹ trước khi sử dụng thuốc kê đơn

Sử dụng thuốc kê đơn là một việc rất quan trọng nhưng nhiều người lại thường không tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ về liều dùng hoặc không thông báo đầy đủ thông tin tiền sử bệnh tật của mình cho bác sỹ, và điều này có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những điều bạn nên hỏi bác sỹ/dược sỹ trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ loại thuốc kê đơn nào.

Những điều Bạn cần hỏi bác sỹ trước khi sử dụng thuốc kê đơn

Tôi có cần tránh ăn loại thực phẩm nào khi uống thuốc không?

Có một số loại tương tác thuốc – thức ăn có thể xảy ra nếu bạn ăn một số loại thực phẩm trong khi sử dụng một vài loại thuốc nhất định.  Ví dụ, sữa có thể sẽ cản trở tác dụng của một số loại kháng sinh, cần tránh sử dụng chuối hoặc các thực phẩm giàu kali khác khi đang dùng thuốc tăng huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu. Thực phẩm giàu kali có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường hoặc đánh trống ngực vì sẽ làm tăng hàm lượng kali trong cơ thể. 

Tôi có thể uống một vài ly rượu khi đang dùng thuốc được không?

Liệu uống 1 ly rượu có ảnh hưởng gì đến việc dùng thuốc không?

Khi bạn không dùng thuốc, uống rượu cũng đã gây ra những thay đổi trong cơ thể bạn, ví dụ như say xỉn, buồn ngủ, thay đổi đường huyết…Khi đang sử dụng một số loại thuốc, thì việc uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ một số tác dụng không mong muốn. Ví dụ, bạn sẽ trở nên rất buồn ngủ nếu uống rượu và thuốc dị ứng. Tyramine – một thành phần có trong nhiều loại đồ uống có cồn và là sản phẩm của quá trình lên men, có thể gây ra tình trạng tăng vọt huyết áp một cách bất ngờ nếu bạn uống rượu khi đang dùng kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc ức chế MAO, thuốc chống loạn thần.

Khi đang dùng kháng sinh và thuốc chống nấm, uống rượu còn có thể gây buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, đỏ mặt và đau đầu.

Tôi bị nôn. Tôi có nên uống bù lượng thuốc vừa nôn ra hay không?

Câu trả lời của câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn uống thuốc. Nếu bạn nôn ói trong vòng 15 phút sau khi uống thuốc, thì chắc chắn, bạn nên uống thêm một liều thuốc bù vào lượng thuốc bạn vừa nôn ra vì lúc này, thuốc chưa được tiêu hóa và hấp thu vào cơ thể. Nhưng nếu bạn bị nôn sau khi uống thuốc từ 1 đến 2 giờ thì rất có thể lượng thuốc đã đi qua dạ dày, do vậy, bạn không cần phải uống bù thuốc mà nên đợi đến lần uống thuốc tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn, bạn nên gọi điện hỏi ý kiến bác sỹ để cân nhắc giữa nguy cơ của việc thiếu 1 liều thuốc so với nguy cơ của việc uống thêm một liều nữa.

Sau bao lâu thuốc sẽ có tác dụng?

Khi bạn bị ốm và mệt, thì bạn sẽ cần một loại thuốc có tác dụng càng nhanh càng tốt. Một số loại thuốc sẽ đi thẳng từ hệ tiêu hóa vào máu, trong khi một số loại thuốc khác sẽ cần phải đi qua gan rồi mới vào máu. Thông thường, các loại thuốc sẽ đi vào máu trong vòng 8 tiếng sau khi uống thuốc, nhưng trong một số trường hợp, nồng độ thuốc sẽ đạt đỉnh trong máu chỉ ngay sau 30 phút.  Nếu bạn uống các loại thuốc tác dụng chậm, thì những loại thuốc này sẽ tan rất chậm và sẽ duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể bạn trong suốt cả ngày.

Bạn sẽ thấy thuốc phát huy tác dụng trong vòng 6-8 giờ đầu sau khi uống thuốc nhưng sẽ cần phải uống đủ thuốc trong một thời gian nhất định thì bạn mới có thể cảm thấy sự khác biệt thực sự trong tình trạng bệnh của mình.

Tôi có thể nhai/nghiền nát thuốc ra để cho dễ uống hơn không?

Không chỉ có trẻ em mới ghét phải nuốt thuốc, một số người lớn cũng không thích việc phải nuốt chửng viên thuốc. Trong đa số các trường hợp, việc nghiền thuốc ra hòa vào nước đều có thể chấp nhận được, nhưng việc này sẽ không tốt nếu bạn dùng thuốc giải phóng chậm hoặc thuốc có vỏ bảo vệ để giải phóng chậm vì việc này sẽ khiến bạn bị quá liều những loại thuốc trên hoặc gây kích thích niêm mạc dạ dày.

Tôi có phải uống hết đơn thuốc được kê hay không?

Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Nếu bạn uống thuốc để giảm đau và bạn đã cảm thấy hết đau, thì bạn có thể dừng việc uống thuốc, trừ khi thuốc là thứ duy nhất giúp bạn kiểm soát cơn đau của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng, bạn cần uống hết đơn thuốc đã được bác sỹ kê. Nếu ngừng dùng thuốc quá sớm trong những trường hợp này, thì vi khuẩn còn sót lại có thể sẽ vẫn còn khả năng nhân lên và gây bệnh.

Liệu các loại thực phẩm chức năng và thảo mộc tôi đang dùng có đối kháng với thuốc hay không?

Các loại thực phẩm chức năng và thảo mộc đã được sử dụng từ hàng trăm năm trước để dự phòng và chống lại bệnh tật, nhưng tất cả những loại sản phẩm tự nhiên này cũng có thể gây nguy hiểm nếu được phối hợp với các thuốc kê đơn. Một số loại vitamin và thảo mộc có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định và có thể sẽ thay đổi tác dụng của thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Danh sách của những loại thảo mộc, thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc rất dài, do vậy, việc bạn nói với bác sỹ về các loại thực phẩm chức năng, vitamin và thảo mộc bạn đang dùng là rất quan trọng, kể cả khi đó đều là các sản phẩm 100% tự nhiên. Bác sỹ hoặc dược sỹ sẽ kiểm tra các tương tác có thể xảy ra giữa thực phẩm chức năng/ thảo mộc/ vitamin với loại thuốc mà bạn đang dùng.

Tôi có thể sử dụng lợi khuẩn (probiotic) khi đang uống kháng sinh được không?

Nếu bạn đã từng gặp phải các vấn đề khi sử dụng kháng sinh, như chướng bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc nhiễm nấm, bạn sẽ hiểu rõ những triệu chứng này khổ sở như thế nào. Để làm giảm triệu chứng này, một số bác sỹ gợi ý bạn có thể sử dụng lợi khuẩn.

Khi đang dùng kháng sinh, sử dụng lợi khuẩn liều cao là cần thiết vì việc này sẽ giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn. Và cũng vì kháng sinh sẽ có tác dụng tiêu diệt bớt một số lợi khuẩn, nên bạn sẽ phải dùng lợi khuẩn đường uống với liều cao hơn. Tốt nhất, bạn sẽ cần phải uống lợi khuẩn càng xa thời điểm uống kháng sinh càng tốt để làm giảm lượng lợi khuẩn bị tiêu diệt. Liều khuyến nghị là ít nhất 200 đến 400 tỷ đơn vị lợi khuẩn, sử dụng trong vài tuần sau khi uống kháng sinh. Lợi khuẩn rất an toàn và gần như không gây ra bất cứ vấn đề gì.

Uống thuốc 2 lần/ngày có phải nghĩa là uống thuốc cách nhau 12 tiếng, vào buổi sáng và tối?

Thông thường, kể cả khi ở trong bệnh viện, thì người bệnh sẽ được cho uống thuốc sau bữa sáng và sau bữa tối. Nếu thuốc bạn uống được chỉ định uống 3 lần/ngày, tức là điều đó đồng nghĩa với việc uống thuốc buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Uống thuốc không tuân thủ đúngi thời điểm có thể sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của một số thuốc. Nếu bạn cảm thấy lo ngại về điều này, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.

Sử dụng thuốc gốc có hiệu quả như sử dụng thuốc biệt dược không?

Vừa bị bệnh lại vừa phải trả một khoản tiền khá lớn cho các loại thuốc kê đơn là điều không ai mong muốn. Điều mọi người quan tâm là, những loại thuốc gốc (generic drug) có giá thành rẻ hơn nhưng liệu chúng có hiệu quả tương đương như những loại thuốc biệt dược? Theo yêu cầu của FDA, các loại thuốc gốc sẽ có hiệu quả tương đương như các loại biệt dược. Có thể sẽ có một vài khác biệt khi các loại thuốc được sản xuất ra và điều này sẽ gây ra một số khác biệt ở người sử dụng, nhưng về cơ bản, thì sẽ không có gì khác biệt giữa các loại thuốc gốc và biệt dược. Tuy nhiên, sẽ có một số loại biệt dược có khác biệt đáng kể, và do vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu bạn có thể sử dụng thuốc gốc được hay không.

Thông tin thêm trong bài viết: Lạm dụng thuốc không kê đơn có thể gây hại

Ts.Bs Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm