Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tầm soát ung thư - Phần 2

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia. Nếu ung thư được phát hiện đủ sớm qua các chương trình tầm soát, người bệnh có thể được điều trị sớm và tránh được các biến chứng, sự đau đớn và cái chết.

Tầm soát ung thư  - Phần 2 

Ung thư tử cung

Phụ nữ mắc loại ung thư này thường có triệu chứng ở giai đoạn sớm, do đó họ nên báo những triệu chứng bất thường cho bác sỹ, ví dụ như ra máu âm đạo bất thường hoặc xuất hiện các đốm ở âm đạo.

Tầm soát

Không có xét nghiệm nào là tiêu chuẩn. Siêu âm qua âm đạo và sinh thiết bề mặt tử cung thường được làm để phát hiện ung thư tử cung.

Bạn có nên được tầm soát ung thư tử cung?

Sàng lọc hàng năm được khuyến cáo nếu bạn có nguy cơ, tức là nếu bạn có từ ba người họ hàng trở lên bị ung thư ruột, tử cung hoặc hệ tiết niệu.

Hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ kéo dài, ví dụ ra máu âm đạo bất thường.

Ung thư buồng trứng

Là ung thư của buồng trứng ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng sớm có thể không gây triệu chứng rõ ràng nào và có thể không được phát hiện.

Tầm soát

Khám khung chậu hàng năm và siêu âm qua âm đạo, kèm hoặc không kèm xét nghiệm dấu ấn của khối u trong máu (CA 125) được khuyến cáo cho phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng.

Bạn có nên được tầm soát ung thư buồng trứng?

Đánh giá nguy cơ về gen và tầm soát hàng năm được khuyến cáo nếu bạn có nguy cơ cao, tức là bạn từ hai họ hàng bậc 1 trở lên (mẹ, chị em gái hoặc con gái) bị ung thư buồng trứng. .

Hỏi ý kiến bác sỹ nếu có bất cứ triệu chứng nghi ngờ kéo dài nào, ví dụ:

  • Sưng vùng bụng
  • Đau bụng hoặc đau vùng tiểu khung
  • Táo bón
  • Triệu chứng đường tiết niệu
  • Sút cân không giải thích được

Ung thư cổ tử cung

Có thể được ngăn chặn nếu các thay đổi tế bào bất thường được phát hiện và điều trị sớm nhờ tầm soát thường xuyên.

Bạn có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung nếu bạn:

  • Quan hệ tình dục quá sớm
  • Có nhiều bạn tình
  • Có tiền sử bị bệnh lây qua đường tình dục
  • Nhiễm một số dòng virus HPV nhất định có nguy cơ cao
  • Có hệ miễn dịch bị suy yếu (ví dụ nhiễm HIV)
  • Sử dụng thuốc tránh thai tổng hợp kéo dài
  • Hút thuốc lá lâu ngày

Tầm soát

Nó liên quan đến xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Phết tế bào cổ tử cung là một thủ thuật đơn giản mà bác sỹ sẽ lấy một vài mẩu nhỏ từ cổ tử cung để phát hiện thay đổi tế bào bất thường. Phát hiện sớm nhờ tầm soát sẽ tăng hiệu quả điều trị.

Bạn có nên được tầm soát ung thư cổ tử cung

  • Nếu bạn chưa bao giờ quan hệ tình dục, bạn không cần phải xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Nhưng nếu bạn bị ra khí hư âm đạo bất thường, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Nếu bạn từ 25 đến 69 tuổi và chưa bao giờ quan hệ tình dục, bạn nên xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung ba năm một lần. Bạn có thể dừng làm xét nghiệm này khi 69 tuổi nếu phết tế bào cổ tử cung làm khi 69 tuổi và các năm trước đó bình thường.
  • Nếu bạn có HIV dương tính, bạn nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung hàng năm.
  • Cho dù bạn đã tiêm vắc xin HPV, bạn nên làm phết tế bào cổ tử cung ba năm một lần.
Ung thư tuyến tiền liệt

Hiếm khi gặp ở đàn ông dưới 50 tuổi. Ung thư phát triển chậm thường gặp và có thể không gây ra triệu chứng hoặc làm giảm tuổi thọ.

Tầm soát

  • Thăm khám trực tràng là một thăm khám nhanh và có thể tin cậy, giúp khám tuyến tiền liệt với một ngón tay đi găng thông qua trực tràng.
  • Xét nghiệm máu có thể phát hiện kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA), đây có thể là chỉ điểm sớm của ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, PSA tăng có thể do phì đại lành tính tuyến tiền liệt hoặc viên tuyến tiền liệt.
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt nên được làm nếu thăm trực tràng và xét nghiệm PSA cho kết quả bất thường.

Bạn có nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?

Hãy tầm soát nếu bạn là đàn ông, trên 50 tuổi và có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán trước 60 tuổi. Hỏi ý kiến bác sỹ của bạn về lợi ích và nguy cơ của việc tầm soát. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất

Bình luận
Tin mới
  • 27/09/2023

    Nguyên nhân gây sưng phù và cách xử lý

    Phù nề hay sưng phù có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. May mắn thay, việc điều trị có thể đơn giản như thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc của bạn.

  • 26/09/2023

    Những thói quen đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc trầm cảm

    Lựa chọn một lối sống lành mạnh có tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm.

  • 26/09/2023

    Một vài điều cần biết về chế độ ăn chay

    Ăn chay thường được hiểu là ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, rau, đậu, quả, nấm... không sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Với mỗi tôn giáo lại có những quan niệm ăn chay khác nhau

  • 26/09/2023

    Top 5 dưỡng chất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

    Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất mà người bệnh nên ăn.

  • 26/09/2023

    Mẹo làm đẹp duy trì làn da trẻ trung

    Để "trẻ mãi không già", ngoài sức khỏe thể chất, bạn hãy lưu ý chăm sóc làn da. Một số mẹo làm đẹp dưới đây giúp bạn sở hữu làn da căng mọng, trẻ trung.

  • 26/09/2023

    Chế độ ăn giúp phòng, chống bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

    Gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính phổ biến nhưng lại chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Nghiên cứu mới đây chỉ ra cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.

  • 26/09/2023

    Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi?

    Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình nội soi là quá trình chuẩn bị. Không chuẩn bị tốt có thể gây khó nhìn cho các bác sĩ, dẫn đến bỏ sót polyp, thủ thuật kéo dài hơn hoặc thậm chí phải nội soi lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.

  • 26/09/2023

    Triệu chứng ở mắt "tố" tình trạng sức khỏe của bạn

    Các chuyên gia cảnh báo một số triệu chứng ở mắt như: Mắt đỏ ngầu, nhạy cảm với ánh sáng, mắt ngứa... có thể "tố" tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của bạn.

Xem thêm