Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu bạn có bị rụng tóc khi điều trị hóa trị không?

“ Liệu tôi có rụng tóc trong quá trình xạ trị không?” là câu hỏi được hỏi nhiều nhất khi trảo đổi về điều trị hóa trị với một bệnh nhân mới. Rụng tóc do hóa trị là một triệu chứng gây lo lắng ở nhiều bệnh nhân, và nó có thể dẫn đến áp lực tâm lí, giảm sức khỏe, mất hình ảnh đẹp và trầm cảm.

Rụng tóc là triệu chứng đầu tiên thường thấy khiến một người nhìn giống bệnh nhân ung thư.

1. Tôi có bị rụng tóc khi điều trị hóa trị không?

Không phải tất cả hóa trị đều gây rụng tóc, nhưng đa phần là vậy. Lượng tóc mất đi hoặc mỏng đi phụ thuộc vào thuốc hóa trị, liều thuốc và sự nhạy cảm của bạn với thuốc. Đôi khi rụng tóc có thể ảnh hưởng đến nhiều hơn việc mất tóc. Bạn cũng có thể mất lông mày, lông mi , lông nách, lông trên tay và chân, và lông mu.

Với phụ nữ mắc ung thư buồng trứng, phương pháp hóa trị là sự phối hợp giữa platinum (bạch kim) và taxane. Carboplatin (Paraplatin) và cisplatin (Platinol) là thuốc platinum, and paclitaxel (brands bao gồm Taxol, Abraxane, and others) và docetaxel (Taxotere) là taxane. Những thuốc này thường gây rụng tóc hoặc làm tóc mỏng, đặc biệt khi sử dụng phối hợp.

Điều quan trọng là hỏi bác sĩ nếu thuốc hóa trị có dẫn đến mất tóc không.

2. Hóa trị gây rụng tóc như thế nào?

Hóa trị hoạt động bằng tác dụng đích lên tế bào ung thư có tốc độ phân chia nhanh. Nhưng rất nhiều tế bào bình thường trong cơ thể, ngoài tế bào ung thư, cũng phân chia nhanh. Nang lông - loại tế bào có thể tạo ra lông tóc, là một trong số các tế bào phát triển nhanh và trở thành đích tác dụng không mong muốn của thuốc hóa trị.

3. Khi nào tóc bắt đầu rụng?

Rụng tóc hoặc tóc mỏng do hóa trị thường bắt đầu trong khoảng 1 đến 3 tuần sau lượt điều trị hóa trị đầu tiên. Nó thường tiếp tuc trong một, hai tháng điều trị. Với một số người, tóc sẽ rụng một cách từ từ. Bạn có thể thấy tóc rụng nhiều hơn khi chải tóc hoặc thấy tóc trên gối mỗi sáng. Với những người khác, tóc có thể sẽ rụng thành từng mảng. Nhiều người cạo trọc đầu khi tình trạng này bắt đầu xảy ra.

4. Rụng tóc do hóa trị có kéo dài mãi không?

Rụng tóc do hóa trị thường chỉ tạm thời. Với hầu hết mọi người, tóc sẽ mọc lại khi quá trình điều trị kết thúc. Chỉ một số hiếm trường hợp là tóc sẽ bị rụng vĩnh viễn.

5. Khi nào tóc mọc lại sau điều trị hóa trị?

Nếu bạn rụng tóc do hóa trị, tóc thường bắt đầu mọc lại sau khoảng 1 đến 3 tháng kể từ liều hóa trị cuối cùng. Có thể cần 6 tháng đến 1 năm để tóc mọc lại hoàn toàn. Khi tóc mọc lại, bạn có thể thấy cấu trúc tóc và đôi khi là cả màu sắc tóc bị thay đổi.

6. Có cách nào ngăn rụng tóc do hóa trị không?

Làm lạnh da đầu có thể hữu ích trong ngăn rụng tóc do hóa trị. Sử dụng kĩ thuật làm lạnh da dầu để làm hẹp mạch máu đến da đầu. Điều này làm giảm lượng hóa chất đến chân tóc. Mũ làm lạnh thường có thể mua được.

7. Có nên bảo vệ đầu khi tóc bị rụng?

Một số người dùng mũ, tóc giả để che đầu. Một số phụ nữ lựa chọn việc không che đầu. Quyết định này chủ yếu mang tính cá nhân và hoàn toàn không đúng với tất cả mọi người. Nếu bạn chọn mua tóc giả, bạn nên mua nó trước khi rụng tóc, để bạn có thể chọn màu sắc hoặc hình dáng giống với tóc bình thường của bạn. Nếu có thể, chọn đồ dành cho bệnh nhân ung thư.

Bình luận
Tin mới
  • 06/12/2024

    Muốn "mẹ tròn con vuông", bà bầu cần kiêng những ăn gì?

    Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.

  • 06/12/2024

    Loại quả giúp tăng cường ham muốn tự nhiên

    Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

  • 06/12/2024

    Những thay đổi ở vùng kín sau khi sinh con

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.

  • 05/12/2024

    Nên và không nên làm gì khi điều trị viêm tai tại nhà

    Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • 05/12/2024

    Bà bầu cần bổ sung vi chất nào để có thai kỳ khỏe mạnh?

    Trước và trong quá trình mang thai, chị em cần bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống, bà bầu còn cần sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng và viên uống vitamin tổng hợp.

  • 05/12/2024

    Bệnh tim mạch và những điều cần lưu ý khi trời trở lạnh

    Không khí lạnh kéo đến mang theo nhiều nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch. Các cơn huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim...có khả năng bột phát, nhất là những người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý nền. Để phòng ngừa những rủi ro liên quan và có một mùa đông ấm cúng bên cạnh gia đình, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu một số lưu ý quan trọng về bệnh tim mạch trong bài viết dưới đây nhé!

  • 05/12/2024

    Các tác nhân gây ung thư phổ biến

    “Carcinogen” là tác nhân có khả năng gây ung thư. Đây là những chất có thể làm thay đổi cấu trúc DNA hoặc quá trình phân chia tế bào, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào và hình thành khối u ác tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các tác nhân gây ung thư phổ biến trong bài viết dưới đây.

  • 05/12/2024

    Thực phẩm tốt cho người bệnh viêm amidan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với người viêm amidan. Vậy bị viêm amidan nên ăn và kiêng thực phẩm gì để chóng khỏi bệnh?

Xem thêm