Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư, can huyết hư gây ra (chứng hư) hoặc do can dương nổi lên, can hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (chứng thực). Y học hiện đại cho nguyên nhân là do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thiếu máu... Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
Thể can phong
Do can dương thượng xung, can hỏa vượng, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm,... Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền tế đới sác. Phép chữa là bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thận âm, bổ can huyết tiềm dương. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Long đởm tả can thang: dùng cho người bệnh tăng huyết áp gây chóng mặt, phiền táo, ít ngủ, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác (do can hỏa vượng): long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể đàm thấp
Người bệnh có biểu hiện béo trệ, hay hoa mắt chóng mặt, lợm giọng buồn nôn, hồi hộp, ngủ hay mê, ăn kém, hay khạc đờm buổi sáng, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa là hóa thấp trừ đàm. Dùng bài thuốc Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu miệng đắng, lưỡi khô, nước tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo, gia trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g, bạch thược 12g.
Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, không khát, gia đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g.
Thể huyết hư
Thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc nhạt, chất lưỡi nhạt, ít rêu, mạch tế nhược. Dùng bài thuốc:
Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, xuyên khung 8g, xuyên quy 8g, bạch thược 12g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
Để tăng thêm hiệu quả điều trị, hằng ngày nên xoa bóp các huyệt: nội quan, thần môn, phong trì, định suyễn, tam âm giao, hợp cốc. Mỗi huyệt trong 1 - 2 phút. Ngày 1 - 2 lần.
Nếu do can phong thêm huyệt thái xung.
Nếu do đàm thấp thêm huyệt phong long, túc tam lý.
Nếu do huyết hư thêm huyệt tỳ du, cách du, cao hoang.
Vị trí huyệt
Nội quan: Trên lằn chỉ cổ tay 2 tấc, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Thần môn: Ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.
Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Ðịnh suyễn: Từ gai đốt sống cổ 7 đo sang ngang 1 tấc.
Tam âm giao: Ở sát bờ sau - trong xương chày, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 tấc.
Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 tấc, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2.
Phong long: Ðỉnh mắt cá chân ngoài lên 8 tấc.
Túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.
Tỳ du: Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 1,5 tấc.
Cách du: Dưới gai đốt sống lưng 7, đo ngang ra 1,5 tấc.
Cao hoang: Dưới gai sống lưng 4, đo ngang 3 tấc.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.