Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại biên

Cơ thể bạn là một hệ thống rất nhiều dây thần kinh, giúp truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các phần khác của cơ thể. Các tình trạng bệnh khác nhau, ví dụ như hội chứng ống cổ tay hoặc bệnh tiểu đường, có thể dẫn đến các tổn thương dây thần kinh được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên, và có thể ảnh hưởng đến hầu hết tất các các vị trí trên cơ thể, từ các cơ bắp cho đến các cơ quan nội tạng

Dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể là cảm thấy khó chịu ở mức độ nhẹ hoặc tàn tật.

Bạn thấy ngứa râm ran ở chân hoặc bàn chân

Thông thường, triệu chứng đầu tiên của bệnh lý thần kinh ngoại biên sẽ xảy ra với xúc giác của bạn. Các chi của bạn có thể sẽ cảm thấy ngứa râm ran, nóng bừng, ngứa hoặc có cảm giác như kiến bò.  Các tình huống thông thường, ví dị như quần áo hoặc chăn đệm tiếp xúc với da sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm chí là đau đớn. Bạn có thể sẽ cảm thấy cảm giác này xuất hiện đầu tiên tại ngón chân và bàn chân, vì đó là đầu cuối của các dây thần kinh dài. Những cảm giác này thậm chí còn có thể lan lên mắt cá chân hoặc cẳng chân. Khi cảm giác ngứa râm ran lan đến đầu gối, thì bàn tay của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn bị tê bì

Khi thông tin về cảm giác tại bàn chân hoặc tại khớp không truyền được tới não, bạn sẽ không còn cảm nhận được cảm giác tại những phần này của cơ thể nữa. Bạn thậm chí còn cảm thấy bị mất thăng bằng vì não không thể định vị được vị trí và tư thế của bạn trong không gian. Những người bị bệnh lý thần kinh ngoại biên sẽ thắc mắc rằng, tại sao bàn chân của họ có thể bị đau và tê bì cùng một lúc như vậy. Câu trả lời là do các dây thần kinh cảm giác khác nhau sẽ thực hiện các chức năng khác nhau. Một số sợi trục thần kinh sẽ gửi thông tin từ các xung thần kinh một cách ngẫu nhiên, khiến não sẽ phát tín hiệu đau hoặc ngứa râm ran, trong khi một số sợi trục thần kinh khác lại không thể truyền thông tin đến não, gây ra cảm giác tê bì.

Bạn cảm thấy bị suy nhược, ốm yếu

Không giống như cảm giác mệt mỏi thông thường, xuất hiện khi bạn mệt, suy nhược do bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến một số vùng cơ cụ thể. Nếu các trục thần kinh không đủ để kích thích các tế bào, các cơ bắp của bạn sẽ không thể siết chặt lại như người bình thường. Ngoài ra, các cơ bắp cũng có thể sẽ bị co lại vì có ít đầu dây thần kinh hoạt động giúp cơ bắp phát triển hơn. Đầu tiên, bạn có thể cảm thấy yếu ở chân và cảm thấy khó có thể đứng nhón trên các ngón chân hoặc đứng bằng gót chân. Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cầm, nắm đồ vật. Việc phân biệt giữa cảm giác suy nhược và mất cảm giác là điều rất quan trọng. Nếu bạn bị mất cảm giác, bạn có thể không thể cầm nắm chặt một đồ vật được, còn với tình trạng suy nhược, bàn tay bạn có thể sẽ bị tê cứng lại khiến đồ vật có thể rơi ra ngoài.

Bạn thấy chóng mặt nhẹ

Ngay sau khi bạn đứng lên, huyết áp của bạn có thể sẽ hơi tụt xuống, nhưng sau đó có thể tăng lên cao hơn một chút so với khi bình thường. Ngoài ra, các dây thần kinh cũng có thể sẽ khiến các động mạch bị hẹp lại và khiến tim đập nhanh hơn, làm tăng huyết áp. Nếu cơ chế này không đủ mạnh để làm tăng huyết áp và để bơm đủ máu lên não (do các dây thần kinh bị tổn thương), thì dưới tác dụng của trọng lực, máu sẽ bị kéo về phía chân nhiều hơn. Đó là lý do vì sao những người bị bệnh thần kinh ngoại biên thường sẽ gặp vấn đề với hệ thần kinh trung ương, cảm thấy hơi chóng mặt, ngất hoặc loạng choạng khi đứng lên hoặc sau khi luyện tập  thể thao.

Bàn tay và bàn chân của bạn luôn cảm thấy lạnh

Các dây thần kinh tự trị chịu trách nhiệm cho các chức năng mà bạn không thể kiểm soát, ví dụ như nhịp tim và việc tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến độ rộng của các động mạch. Trong bệnh lý thần kinh ngoại biên, những dây thần kinh tự trị này sẽ khiến các động mạch hẹp hơn, làm giảm lượng máu chảy tới bàn chân và khiến bàn chân bạn luôn bị lạnh.

Bạn bị khô miệng

Các enzyme có trong nước bọt sẽ kích hoạt quá trình tiêu hóa bằng việc bắt đầu phá vỡ thức ăn từ trong miệng. Khi các dây thần kinh hoạt động hiệu quả, chúng sẽ khiến nước bọt được tiết ra khi bạn nhìn, ngửi hoặc thậm chí là nghĩ về thức ăn. Nhưng nếu các dây thần kinh này không hoạt động hiệu quả, bạn sẽ có ít nước bọt hơn, và miệng của bạn sẽ bị khô. Ngoài việc gây khó chịu, khô miệng còn có thể dẫn đến các vấn đề về nuốt, sâu răng hoặc khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn.

Bạn bị khô mắt

Các dây thần kinh tự trị cũng có thể gửi tín hiếu tới mắt để tạo ra nước mắt, giúp bạn rửa sạch bụi bẩn và giữ ẩm cho mắt. Khô mắt không chỉ là cảm giác khó chịu và còn làm tăng nguy cơ bị xước giác mạc và nhiễm trùng tại mắt.

Mặt bạn lúc nào cũng đầy mồ hôi

Vã mồ hôi sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bạn, nhưng bệnh lý thần kinh ngoại biên sẽ khiến việc vã mồ hôi tại chân trở nên khó khăn hơn. Và như để “bù trừ” cho việc đó, thì các phần khác của cơ thể bạn sẽ bị vã mồ hôi nhiều hơn, ví dụ như tại vùng mặt, nách, hoặc lưng. Bạn cũng có thể sẽ cảm thấy không thể chịu được nhiệt độ cao.

Thay đổi da và móng

Các dây thần kinh tự trị sẽ ảnh hưởng đến tuyến dầu tại tóc, da và móng. Khi những dây thần kinh này không hoạt động tốt, thì da, tóc và móng sẽ không có đủ độ ẩm mà chúng cần, dẫn đến rụng tóc, khô da và móng tay khô, dễ gãy.

Bạn không thể tập trung nhìn được

Các cơ rất nhỏ trong não sẽ giúp mống mắt (lòng đen) của bạn thay đổi kích thước phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng của môi trường, do đó, giúp thủy tinh thể trong mắt có thể co lại hoặc giãn ra để có thể nhìn tập trung vào một vật ở gần hoặc ở xa. Khi các dây thần kinh tự trị bị tổn thương, mắt bạn sẽ khó thay đổi theo điều kiện của ánh sáng môi trương fhợp, khiến bạn không thể tập trung nhìn vào một hình ảnh được, đặc biệt là những hình ảnh ở gần.

Bạn bị rối loạn chức năng bàng quang

Các đầu dây thần kinh tại niêm mạc bàng quang sẽ gửi tín hiệu khi bàng quang của bạn đầy. Khi những dây thần kinh này không hoạt động tốt, bạn sẽ khó nhận ra được khi nào bàng quang của mình bị đầy và sẽ khó có thể kiểm soát các cơ hoạt động trong quá trình tiểu tiện hơn. Bạn có thể sẽ cảm thấy căng tức khi tiểu tiện, tiểu tiện không hết, khiến các cơ niêm mạc bàng quang bị giãn. Thậm chí, bạn có thể sẽ bị rỉ nước tiểu và bị viêm đường tiết niệu.

Bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa

Khoảng 100 triệu dây thần kinh trong hệ thần kinh tự trị sẽ giúp thức ăn di chuyển từ thực quản, xuống dạ dày, ruột non và ruột già. Nếu những hệ thống này không hoạt động hiệu quả, thực quản sẽ không thể tống thức ăn từ họng xuống dạ dày được, khiến bạn có cảm giác có gì đó mắc lại trong họng. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy đầy bụng, buồn nôn hoặc đau bụng, kể cả sau những bữa ăn nhỏ, nếu dạ dày của bạn giữ thức ăn, thay vì đẩy thức ăn xuống ruột non. Ngoài ra, các vấn đề với ruột già có thể dẫn đến tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.

Rối loạn chức năng tình dục

Rối loạn chức năng tình dục là một vấn đề phổ biến thường xảy ra rất sớm ở những người bị tổn thương thần kinh tự trị. Các dây thần kinh bình thường giúp các mạch máu tại dương vật hoặc âm vật chứa đầy máu hoặc tạo ra độ ẩm của âm đạo sẽ không hoạt động hiệu quả nữa, khiến cả nam giới và nữ giới sẽ gặp khó khăn trong việc quan hệ tình dục và không thể đạt được cực khoái.

Hạ đường huyết

Thông thường, hệ thần kinh tự trị sẽ gây vã mồ hôi, nhịp tim nhanh hoặc run tay chân để cho thấy đường huyết của bạn đang ở mức thấp. Nhưng khi chúng bị tổn thương, cơ thể bạn sẽ không thể có những dấu hiệu này, do vậy, bạn có thể bị hạ đường huyết mà không hay biết gì.

Bạn bị nhồi máu cơ tim một cách thầm lặng

Trong cơn nhồi máu cơ tim, động mạch bị tắc sẽ khiến máu không thể đi tới tim được, và các dây thần kinh tự trị sẽ gửi cảm giác đau đến não. Những người bị bệnh lý thần kinh ngoại biên thậm chí còn gặp nhiều nguy hiểm hơn bởi bạn không cảm thấy cơn đau và do đó, có thể sẽ không chuẩn bị được cách xử trí kịp thời nếu cơn nhồi máu cơ tim thực sự xảy ra.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm